Cồng chiêng – Báu vật vô giá nơi đại ngàn

Diễn tấu cồng chiêng
Diễn tấu cồng chiêng
(PLO) -Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, đêm hội diễn tấu cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc đã làm say đắm lòng du khách trong và ngoài nước.
 

Bữa tiệc âm nhạc Cồng chiêng

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là nét đặc sắc, là niềm tự hào của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và những người yêu mến văn hóa dân gian Tây Nguyên nói chung. Đêm hội diễn tấu Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 diễn ra vào lúc 20h ngày 11/3 vừa qua, tại sân khấu chính, quảng trường 10/3, TP.Buôn Ma Thuột.

Đêm hội có chủ đề “Bản sắc trong thế giới hội nhập”, các nghệ nhân, nghệ sĩ diễn viên trong các bộ trang phục truyền thống riêng mang bản sắc của từng dân tộc đã t mang đến một bữa tiệc âm nhạc đầy ấn tượng cho các đại biểu, khách mời cũng như du khách trong và ngoài nước đến tham dự.

Với 16 tiết mục đặc sắc của các nghệ nhân đến từ 10 đơn vị nghệ thuật bao gồm: 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), cùng Đoàn nghệ thuật dân gian đến từ tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, đêm hội còn hân hạnh được đón các đoàn nghệ nhân của các nước bạn: Lào, Campuchia, Rumania, Hàn Quốc. 

Bên cạnh sự tham gia của 10 đơn vị nghệ thuật, chương trình còn có một số tiết mục khác của các nghệ sĩ và diễn viên đến từ Đoàn ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Đắk Lắk và một số khách mời. Đêm hội thật sự đã đem đến cho các du khách những cảm nhận tinh túy của “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại” ấy.

Trong sự vỗ tay hoan nghênh nồng nhiệt của khan giả, tiết mục đầu tiên là bài chiêng mang đậm nét văn hóa của người Xê Đăng được đoàn nghệ thuật Kon Tum trình diễn mang tên “Đưa nước về làng”.

Tiếp theo là bài biểu diễn độc đáo đến từ nước CHDCND Lào mang tên “Lên nhà mới”. Riêng tỉnh Gia Lai với 2 bài chiêng “Tạ ơn” và “mừng lúa mới” của dân tộc Jơrai. Đội Chiêng Cơ Tu của tỉnh Quảng Nam dí dỏm với bài Chiêng “Tung tung da dă”. 

Bên cạnh đó, đất nước Rumania cũng vô cùng đặc sắc với bài múa dân gian Rumania Gori và bài múa Sâlai. Đáp lại sự đặc sắc ấy là các bài Chiêng Aria (Vui đón khách – dân tộc Chu Ru) và bài Chiêng “Chào quan khách” (dân tộc K’ho) của tỉnh Lâm Đồng.

Tỉnh nhà Đắk Lắk cũng hân hoan chào đón khách bằng 4 bài chiêng đặc sắc: “Mừng lễ hội” (Sắc bùa – dân tộc Mường); Kram Kong tar (Chong chóng quay mừng mùa – dân tộc Ê đê Kpă); Wăk wei (Mừng được mùa – dân tộc Ê đê Bih); M’Kăm Prốk – Ghát Khil (dân tộc Ê đê Adham)

Bên cạnh các tiết mục biểu diễn bằng Cồng, Chiêng của các đoàn nghệ nhân,  nghệ sĩ và diễn viên, đêm hội còn diễn tái hiện nghi thức mời rượu của dân tộc Ê Đê, với tên gọi “Mbo drai”. Rượu cần ở Tây Nguyên là sản vật, lễ vật có mặt ở mọi lúc mọi nơi trong đời sống sinh hoạt xã hội, trong tình cảm, tâm linh của mỗi gia đình hay cộng đồng. Với khách quý, bạn bè rượu cần là phương tiện để chia sẻ niềm vui, mở đầu cho những cuộc hẹn hò, trò chuyện, nhắn nhủ công việc, giao kết tình cảm cộng đồng.

Trong đêm hội diễn tấu Cồng chiêng lần này, cột lễ cũng đã được dựng lên, ché rượu đã buộc để tỏ lòng tôn kính và quý mến khách theo phong tục của các dân tộc Tây Nguyên.

Đêm hội diễn tấu Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017
Đêm hội diễn tấu Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017

Ngoài ché rượu cần, chiếc vòng đồng cũng là một biểu tượng đặc trưng của sự gắn kết cộng đồng, thể hiện sự trung thành, chung thủy đối với bạn bè và đôi lứa của các dân tộc Ê đê trên cao nguyên Đắk Lắk. Đây cũng là kỷ vật giao kèo trong lời hứa hẹn keo sơn và mang đến sự may mắn trong cuộc sống hàng ngày.

Trong tiếng cồng chiêng rộn ràng của Đêm hội diễn tấu Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, ông Đặng Gia Duẩn (Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Đêm hội nhằm tôn vinh, quảng bá rộng rãi giá trị của di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, phục dựng những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên gắn với diễn tấu cồng chiêng là cần thiết, nhằm động viên các hoạt động giữ gìn và trao truyền nét văn hóa giữa các thế hệ”.

Báu vật linh thiêng nơi đại ngàn 

Theo nhiều chuyên gia có thâm niên nghiên cứu về lịch sử Cồng chiêng ở Tây Nguyên thì, chiêng Tây Nguyên là cái nôi của Cồng chiêng Đông - Nam Á. Xét về cội nguồn, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá – Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo “quy trình tiến hóa” cồng đá, chiêng đá, chiêng che rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng mà ngày nay chúng ta vẫn thường thấy.

Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông - Nam Á bởi  nhiều yêu tố: Xét về tính chất hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4.000 năm. 

Về lối đánh “rất nguyên thủy”, người Tây Nguyên vẫn “mỗi người mội cái”, chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia (theo nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp thì càng đơn giản càng gần ý nghĩa vật tổ); hình dáng cồng chiêng cũng chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế vuông hoặc tròn). 

Xét về mục đích, Cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó là thuần chức năng phục vụ đời sống con người như: chào đón khách, mừng lúa mới, cưới hỏi, ma chay, cúng sức khỏe, cúng bến nước, các nghi lễ gia đình, hội hè…

Trong khi ở các vùng Đông - Nam Á, Cồng chiêng đã tiến hóa đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí. Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ) diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng mà những gì quý giá mới được khắc lên đó, Cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm.

Vượt qua sự tàn phá của không gian và thời gian, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên vẫn phục vụ cho đời sống tâm linh, sinh hoạt của con người nơi đây. Nó đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể” của nhận loại năm 2005, đến năm 2008 được chuyển sang danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Một số nghệ nhân mang trên mình trang phục truyền thống của dân tộc
Một số nghệ nhân mang trên mình trang phục truyền thống của dân tộc 

Để lưu giữ, bảo tồn và quảng bá nét văn hóa đặc sắc ấy, trong những năm qua các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và vai trò của chủ thể văn hóa trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Cồng chiêng; Tăng cường tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng; làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Tây Nguyên.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.