Công bố tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm: Có tránh được gian dối?

Các trường thông báo tỉ lệ việc làm cao ngất để… chiêu sinh (Ảnh minh họa).
Các trường thông báo tỉ lệ việc làm cao ngất để… chiêu sinh (Ảnh minh họa).
(PLO) - Từ năm 2017, các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường mới được tuyển sinh. Vấn đề được đặt ra là ai sẽ thu thập, kiểm chứng thông tin khi mà hầu hết các trường, trong sự cạnh tranh gắt gao của mùa tuyển sinh đều rất dễ “làm đẹp” tỷ lệ có việc làm hấp dẫn…

“Làm đẹp” và cao ngất ngưởng

Trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, bắt đầu từ năm 2018, các trường bắt buộc phải công bố tổng chi phí để đào tạo một sinh viên/năm, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh (theo nhóm ngành).

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc công bố tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tới đây sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH. Đây cũng là căn cứ để thí sinh, phụ huynh và xã hội nhận diện và lựa chọn trường ĐH, CĐ nào đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng đào tạo ra trường rồi thất nghiệp.

Bà Phụng cũng thừa nhận, mặc dù yêu cầu này đã được thực hiện từ năm 2009 trong quy định về 3 công khai nhưng rất nhiều trường thực hiện chưa nghiêm túc, có tình trạng thống kê cho có hoặc không công khai. Để siết chặt quy định này, năm nay, Bộ GD-ĐT cho biết Bộ sẽ có cơ quan kiểm tra độc lập những số liệu thống kê của các trường. Trường nào không công khai đầy đủ thông tin sẽ không được thông báo tuyển sinh.

Tuy vậy, việc thống kê chính xác, đầy đủ tỷ lệ này để công khai, theo các trường cũng là một việc không hề dễ dàng. Bởi thực tế, hầu hết các trường chỉ khảo sát  thời điểm sinh viên tốt nghiệp khoảng 3 tháng. Lúc này tỷ lệ có việc làm chiếm rất ít, hầu hết các em chỉ làm việc tạm thời, không đúng chuyên ngành đào tạo. Sau thời gian này rất khó để tiếp cận các em để khảo sát.

Trong khi đó, hầu hết các trường, trong sự cạnh tranh gắt gao mỗi mùa chiêu sinh, trên  các website của trường luôn là 100 sinh viên ra trường có việc làm. Nhưng con số đó luôn tỉ lệ nghịch với số sinh viên thất nghiệp, hoặc công việc bấp bênh. Đơn cử, có ý kiến cho rằng, chẳng hạn học xây dựng ra trường, đi các công trình theo thời vụ, hoặc làm thợ cũng được tính là… có việc làm.

Một chuyên gia giáo dục thẳng thắn cho rằng, rất nhiều trường ĐH nước ta đang đặt mục tiêu số lượng hơn chất lượng. Nhiều trường để thu hút sinh viên đông sẽ tìm cách “làm đẹp” số liệu sinh viên ra trường có việc làm. Nếu không kiểm soát được điều này, quy định công khai không có ý nghĩa gì. GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, hiện nay đang có thực trạng hầu như các trường có chuẩn đầu ra giống hệt nhau.

Cũng theo thầy Minh, điều này là không thể chấp nhận được và phải có cơ chế quản lý thật chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác, minh bạch. Còn các cơ quan quản lý thì phải kiểm tra gắt gao vấn đề ba công khai này nhằm đảm bảo sự minh bạch và tránh gian dối. 

Đồng quan điểm, GS. TS Đặng Kim Vui – Giám đốc Đại học Thái Nguyên cũng cho rằng, số liệu 3 công khai trên trang web của các trường là rất đẹp, nhưng thực tế không phải như vậy. Theo GS Vui, đó là sự gian dối và các trường đang đánh lừa xã hội.

GS Nguyễn Quý Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội cũng thẳng thắn nhận định, khi công bố các số liệu 3 công khai hay tỉ lệ SV có việc làm, nhiều trường khai báo số liệu cao ngất ngưởng. Ông cũng cho rằng các trường đang công bố số liệu 3 công khai hay tỷ lệ sinh viên có việc làm cao hơn nhiều so với thực tế.

Tránh tác dụng ngược

Theo lộ trình kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục vừa được Bộ GD-ĐT công bố, đến hết năm 2017, sẽ có 35% số cơ sở giáo dục ĐH và 10% số trường CĐ sư phạm được kiểm định. Mục tiêu đến năm 2020 là đánh giá ngoài xong vòng 1 đối với các cơ sở đào tạo, khoảng 10% số chương trình đào tạo được đánh giá trong nước và quốc tế. Bộ GD-ĐT cũng kỳ vọng sau 3 năm nữa sẽ thực hiện tốt và đi vào nền nếp việc công nhận/không công nhận đạt tiêu chuẩn và công khai kết quả KĐCL giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng của các cơ sở đào tạo cho xã hội biết và giám sát.

Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, đến nay hầu hết các trường ĐH Việt Nam đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, nhiều trường đã được đánh giá ngoài. Bên cạnh đánh giá nhà trường, nhiều chương trình đào tạo cũng được đánh giá theo chuẩn trong nước cũng như quốc tế. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ phục vụ việc bảo đảm chất lượng đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ với hơn 700 người hoàn thành các khóa đào tạo kiểm định viên, trong số đó gần 240 người được cấp thẻ kiểm định viên, đủ điều kiện để tham gia đoàn đánh giá ngoài, đến đánh giá ở các trường ĐH.

Tuy nhiên, ông Mai Văn Trinh cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận hoạt động kiểm định chất lượng trong trường ĐH còn những bất cập, cần cố gắng hơn. Do xu hướng phát triển của xã hội, bộ tiêu chuẩn hiện hành đang bộc lộ nhiều bất cập, lạc hậu so với yêu cầu chung. Bên cạnh đó, nhận thức, chuyển biến của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường ĐH hiện nay chưa đồng đều, kéo theo chất lượng báo cáo tự đánh giá của nhà trường chưa đạt được yêu cầu mong muốn, có những trường tốt nhưng cũng có trường kém hơn.

Ông Mai Văn Trinh khẳng định bộ tiêu chí mới nhấn mạnh tới tính hệ thống bảo đảm chất lượng, cụ thể là hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong của nhà trường hoạt động thế nào để các điều kiện bảo đảm chất lượng phát huy hiệu quả, qua đó từng bước hình thành văn hóa chất lượng trong nhà trường.

Tuy nhiên, nhiều quan điểm lo ngại rằng mặc dù Bộ đã đưa ra chế tài cụ thể “nếu không công bố đúng sẽ dừng tuyển sinh”, nhưng để làm được điều này, Bộ GD-ĐT sẽ không phải là đơn vị kiểm tra và không can thiệp vào kết quả của người được giao kiểm tra, đồng thời phải có ngân sách để thực hiện việc này theo cơ chế độc lập.

Theo TS Phạm Thị Ly - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, các số liệu công bố từ các trường nếu không có công cụ kiểm chứng tốt sẽ không chắc chắn được độ tin cậy. Không những thế nó còn tạo ra tác dụng ngược, nên cần có sự tham gia của các tổ chức, cơ quan, cá nhân có lợi ích liên quan và có khả năng chất vấn nhà trường để tạo cơ chế minh bạch.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.