Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, xúc tiến xuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu. Công tác này của Việt Nam được đánh giá là tương đối hiệu quả.

Theo Bộ Công Thương, xúc tiến xuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu. Công tác này của Việt Nam được đánh giá là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu.

 

Sản xuất quần áo xuất khẩu tại Công ty CP May Hai Ảnh: Duy Lân

Sản xuất quần áo xuất khẩu tại Công ty CP May Hai

Ảnh: Duy Lân

Tận dụng cơ hội xuất khẩu sang các nước mới nổi

 

Theo tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đã thoát khỏi khủng hoảng và đang tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, tại các nước phát triển vốn chịu tác động mạnh nhất của cuộc khủng hoảng này, quá trình phục hồi còn chậm và chứa đựng nhiều rủi ro khó lường. Ở ba khu vực kinh tế phát triển nhất thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng trong những năm tới khá thấp dẫn đến tốc độ tăng trưởng nhập khẩu được dự báo khá ảm đạm so với giai đoạn trước đó. Khi triển vọng phục hồi của các nước phát triển không mấy sáng sủa thì nền kinh tế mới nổi lại thoát khỏi khủng hoảng nhanh hơn và nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Hệ quả là thị trường tiêu dùng đang dịch chuyển sang các nước châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc với lợi thế về dân số và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm.

 

Theo Cục Xúc tiến Thương mại, giai đoạn 2009-2010, trong khi Mỹ và Nhật Bản đang dần phục hồi ở mức độ tăng trưởng nhập khẩu từ 4 đến 5% thì Trung Quốc và Ấn Độ vươn lên mạnh mẽ ở mức từ 18 đến 23% trong năm 2010 và tiếp tục duy trì ở mức 17 đến 19% trong các năm tiếp theo. Như vậy, trong thời gian tới, những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam được dự báo là nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng trưởng chậm lại, trong khi các thị trường nhập khẩu của châu Á được dự báo là nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh hơn. Nếu xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý và nhiều nét tương đồng về văn hóa để tiếp cận và mở rộng thị trường. Chính vì vậy, biện pháp gia tăng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai gần là cải thiện chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của các thị trường này.

 

Cải thiện cơ cấu xuất khẩu

 

Ông Trần Đình Thiên cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ tận dụng được lợi thế so sánh tĩnh về lao động và tài nguyên. Kết quả là tỷ trọng chủ yếu xuất khẩu gồm những ngành hàng sử dụng lao động với giá trị gia tăng thấp, các mặt hàng nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản. Tỷ trọng các mặt hàng sử dụng công nghệ hiện đại rất thấp; mức độ sử dụng công nghệ hiện đại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tụt hậu khá xa so với Trung Quốc và các nước ASEAN. Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, nước ta phải cải thiện cơ cấu xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng sử dụng công nghệ hiện đại trên cơ sở sở mới công nghệ.

 

Việt Nam đang được hưởng một số ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ các AFTA như AFTA với Trung Quốc, Ấn Độ, Niu Dilân, Hàn Quốc, Nhật Bản và đang đàm phán với EU và Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội này nên tỷ lệ xuất khẩu được hưởng các ưu đãi còn thấp. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa cập nhật được thông tin về các ưu đãi trên cũng như chưa quen với các thủ tục cần thiết để được nhận ưu đãi. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng ưu đãi của các doanh nghiệp các nước khác trong ASEAN cao hơn so với Việt Nam . Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội mở rộng xuất khẩu do thiếu thông tin và năng lực thực hiện để được nhận ưu đãi.

 

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu của Việt Nam là hiện đại hóa cơ cấu xuất khẩu, nhưng để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần đặt trong mối quan hệ hài hòa với mục tiêu tạo việc làm, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là nội hàm của định hướng xã hội chủ nghĩa trong mô hình phát triển. Trong bối cảnh hàng nông sản đang trở nên ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, việc duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu là một lựa chọn thích hợp trong giai đoạn tới. Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh ở mặt hàng này nhưng còn hạn chế là chất lượng chưa cao so với hàng hóa cùng loại ở các nước khác và mới ở dạng sơ chế nên giá trị thấp, số lượng xuất khẩu nhiều nhưng gía trị không cao. Công nghệ hiện đại cần được áp dụng trong phát triển nông nghiệp trong cả hai khâu trước và sau thu hoạch nhằm cải thiện tình trạng này. Còn tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tiền tệ quốc gia bày tỏ, để cải thiện cơ cấu xuất khẩu không thể không tính đến vai trò của doanh nghiệp có vốn tư nước ngoài FDI vì hiện tại khu vực này chiếm hơn 50% kim ngạch xuát khẩu của Việt Nam. Đây cũng là kênh quan trọng kết nối kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, để thu hút các doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu mang công nghệ tiên tiến vào Việt Nam cần phải có chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI có chất lượng. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: xuất khẩu trong quý 1-2011 gặp thuận lợi song các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do tác động từ lạm phát, lãi suất và vốn vay. Với lãi suất cao như hiện nay, việc đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các đơn vị chức năng của Bộ đang tập trung tháo gỡ giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa để thúc đẩy xuất khẩu.

 

Đỗ Thảo Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.