Có được ủy thác ngay với tài sản đảm bảo cho một nghĩa vụ cụ thể?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Ủy thác THADS được quy định tại Điều 55, 56, 57 của Luật THADS và Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định trên để thực hiện việc ủy thác, các cơ quan THADS gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định, đặc biệt là đối với các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, án tín dụng ngân hàng.

Đặc điểm của các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng là có số tiền phải thi hành án lớn, số lượng tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án nhiều và nằm rải rác ở nhiều địa phương trên cả nước. Nếu áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật THADS thì cơ quan THADS phải xử lý xong các tài sản kê biên có tại địa bàn rồi mới được phép ủy thác đến cơ quan THADS nơi có tài sản kê biên khác để tiếp tục xử lý.

Trong khi đó, các tài sản kê biên có tại địa bàn chưa thể xử lý ngay được vì nhiều lý do khác nhau như: Hiện trạng pháp lý chưa rõ ràng, chưa xác định được ranh giới trên thực địa, có sự chênh lệch về diện tích đo đạc thực tế với diện tích trong quyết định kê biên hoặc giấy chứng nhận, bán đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua, đương sự liên tục có khiếu nại, tố cáo nên quá trình tổ chức thi hành án bị đình trệ...

Do vậy, các tài sản kê biên tại địa phương khác phải chờ một khoảng thời gian dài để được xử lý, dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng, xuống cấp, giảm giá trị, bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Từ đó, gây khó khăn cho quá trình tổ chức thi hành án sau này, dễ nảy sinh khiếu nại, tố cáo của đương sự và làm chậm quá trình thu hồi tiền, tài sản thi hành án. 

Mặc dù khoản 3 Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã cho phép cơ quan THADS được ủy thác việc xử lý các tài sản kê biên ở nơi khác với điều kiện tài sản đó được bảo đảm cho một nghĩa vụ cụ thể, tuy nhiên việc áp dụng quy định này còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng Nghị định là văn bản hướng dẫn dưới luật, cho nên phải ưu tiên áp dụng quy định của Luật so với áp dụng quy định của Nghị định.

Theo đó, chỉ được áp dụng khoản 3 Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP khi đã xử lý xong các tài sản kê biên có trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật THADS; nếu chưa xử lý xong các tài sản kê biên có trên địa bàn thì không được áp dụng quy định này.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đối với trường hợp tài sản có ở nhiều nơi theo quy định tại Điều 55 Luật THADS, nếu tài sản đảm bảo cho một nghĩa vụ cụ thể thì cơ quan THADS có thể ủy thác ngay việc xử lý tài sản đó cho cơ quan THADS nơi có tài sản mà không cần chờ phải xử lý xong tài sản có trên địa bàn.

Chính vì có nhiều quan điểm khác nhau từ nhiều cơ quan khác nhau nên cơ quan THADS còn e ngại khi áp dụng, dẫn đến phải họp liên ngành tại địa phương để thống nhất hoặc có văn bản xin ý kiến của cơ quan cấp trên như Tổng cục THADS hoặc Bộ Tư pháp, làm kéo dài quá trình tổ chức thi hành án. Thậm chí có những vụ việc mà liên ngành địa phương và Trung ương không thống nhất được quan điểm, làm cơ quan THADS lại phải thi hành án lại từ đầu, gây mất thời gian và tốn kém kinh phí.

Hiện tại, trong một số vụ án kinh tế, tham nhũng điển hình có khó khăn, vướng mắc liên quan đến ủy thác THADS (ví dụ như vụ Phạm Công Danh giai đoạn 1, vụ Giang Kim Đạt) thì Bộ Tư pháp đã tích cực phối hợp thống nhất quan điểm với VKSNDTC, TANDTC và Ban Nội chính Trung ương để giải quyết theo hướng cho phép cơ quan THADS được ủy thác đến nơi có tài sản để xử lý mà không cần chờ kết quả xử lý tài sản có tại địa bàn.

Song, liên ngành Trung ương thống nhất đây chỉ là phương án áp dụng cho từng vụ việc cụ thể mà không áp dụng chung toàn quốc, do đó khi có khó khăn, vướng mắc của từng vụ việc cụ thể thì Bộ Tư pháp phải tổ chức họp, xin ý kiến các cơ quan có liên quan để giải quyết. Chính vì vậy nên quá trình tổ chức thi hành án các vụ việc khác có nội dung tương tự có thể sẽ kéo dài khi phải chờ ý kiến của liên ngành tại Trung ương mới được ủy thác để xử lý tài sản.

Vì vậy, cần thiết nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của Luật THADS theo hướng cho phép cơ quan THADS được ủy thác việc xử lý các tài sản kê biên ở nơi khác với điều kiện tài sản đó được bảo đảm cho một nghĩa vụ cụ thể, khoản nghĩa vụ có thể tách bạch được. Hoặc có thể sửa đổi theo hướng việc xử lý tài sản có tại địa phương không ảnh hưởng đến việc xác định khoản được ủy thác thi hành để tiến hành ủy thác nhằm đảm bảo thi hành án nhanh chóng, hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án. 

Tin cùng chuyên mục

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Đọc thêm

Một số vấn đề liên quan dự án khu phố chợ Chiên Đàn (Quảng Nam): UBND huyện Phú Ninh trả lời

Dự án khu phố chợ Chiên Đàn. (Ảnh: Anh Huy)
(PLVN) - Dự án khu phố chợ Chiên Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn 6754/UBND-KTN ngày 4/12/2017. Dự án do Cty CP địa ốc Newland Quảng Nam làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 9,8 ha, tổng số 328 căn (đất ở chia lô), quy mô dân số khoảng 1.600 người.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.