Cần chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn lộ, lọt, rao bán dữ liệu, bí mật nhà nước

Bảo mật dữ liệu quốc gia đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ an ninh, chủ quyền số, ngăn chặn rủi ro rò rỉ thông tin mật và các mối đe dọa từ không gian mạng.
Bảo mật dữ liệu quốc gia đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ an ninh, chủ quyền số, ngăn chặn rủi ro rò rỉ thông tin mật và các mối đe dọa từ không gian mạng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm gần đây, tình trạng rò rỉ dữ liệu, từ thông tin cá nhân đến bí mật quốc gia, không ngừng gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ tinh vi, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Luật Dữ liệu 2024, dự kiến có hiệu lực trong năm nay, cùng với dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang trong quá trình lấy ý kiến, được kỳ vọng sẽ giúp siết chặt quản lý và ngăn chặn hiệu quả vấn nạn này.

Vấn nạn lộ, lọt dữ liệu ngày càng nhức nhối

Tình trạng dữ liệu cá nhân bị rò rỉ và mua bán công khai trên không gian mạng đã trở thành vấn đề đáng báo động. Nhiều người dùng chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân, vô tình công khai thông tin quan trọng trên các nền tảng trực tuyến. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức quản lý dữ liệu cũng chưa bảo đảm các biện pháp bảo vệ an toàn, dẫn đến nguy cơ bị xâm nhập, đánh cắp hoặc mua bán trái phép dữ liệu với số lượng lớn.

Mới đây, Công an TP Huế đã triệt phá một đường dây mua bán gần 56 triệu thông tin dữ liệu cá nhân, bao gồm thông tin của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trên cả nước. Các đối tượng trong đường dây này đã sử dụng sim rác, tài khoản ngân hàng mua hoặc thuê, tạo tài khoản ảo trên Zalo, Facebook, Telegram để thực hiện hành vi phạm tội. Các loại dữ liệu bị mua bán bao gồm số CCCD, địa chỉ, số điện thoại, nơi làm việc... tạo điều kiện cho hàng loạt hành vi lừa đảo, giả mạo tài khoản ngân hàng và đòi nợ bất hợp pháp. Vụ việc đặt ra hồi chuông cảnh báo về tình trạng lộ, lọt dữ liệu cá nhân ngày càng nghiêm trọng, tiềm ẩn những hậu họa khó lường đến cá nhân, đe dọa an toàn, trật tự xã hội.

Trong báo cáo “Quan điểm, định hướng xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam”, Bộ Công an cho biết, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến, công khai, với các dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý… Các doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng, cho phép các đối tác thứ ba tiếp cận thông tin dữ liệu cá nhân nhưng không có yêu cầu, quy định chặt chẽ để đối tác thứ ba chuyển giao, buôn bán cho đối tác khác. Việc buôn bán dữ liệu cá nhân được tiến hành có hệ thống, có tổ chức, cam kết “bảo hành” và có khả năng cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua. Đáng lo ngại, một số công ty còn phát triển phần mềm thu thập dữ liệu ẩn, cài đặt trên các trang web để tự động thu thập, phân tích và bán dữ liệu trái phép. Thậm chí, có những trường hợp tấn công, xâm nhập hệ thống máy tính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để chiếm đoạt thông tin.

Đặc biệt, nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới hàng nghìn GB dữ liệu, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm. Đáng chú ý, năm 2023, Bộ Công an đã chủ động phát hiện, điều tra, xác minh 16 vụ việc lộ mất, rao bán thông tin, bí mật nhà nước và dữ liệu nội bộ trên không gian mạng.

Ai chịu trách nhiệm, ai bồi thường?

Theo pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu sẽ bị xử lý theo nhiều hình thức, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm. Bộ luật Hình sự xác định cụ thể nhiều hành vi tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Đơn cử, Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng; Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác để lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ…

Thông tin nhân thân thường bị các đối tượng thu thập, mua bán trái phép, làm giả để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và giả mạo danh tính. (Ảnh trong bài: bcp.cdnchinhphu.vn)

Thông tin nhân thân thường bị các đối tượng thu thập, mua bán trái phép, làm giả để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và giả mạo danh tính. (Ảnh trong bài: bcp.cdnchinhphu.vn)

Bên cạnh đó, Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng nghiêm cấm hành vi xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật, đặc biệt là hành vi xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước hoặc gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Quy định nêu rõ, chủ thể dữ liệu có các quyền như quyền được biết, quyền đồng ý, quyền truy cập, quyền rút lại sự đồng ý, quyền xóa dữ liệu, quyền hạn chế xử lý dữ liệu, quyền cung cấp dữ liệu, quyền phản đối xử lý dữ liệu, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và quyền tự bảo vệ.

Như vậy, nếu dữ liệu cá nhân bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp do sơ suất trong quá trình bảo mật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm pháp lý, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức quản lý dữ liệu khi xảy ra sự cố rò rỉ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu hoặc xử lý dữ liệu một cách minh bạch. Nếu dữ liệu cá nhân bị đánh cắp do lỗi bảo mật của một tổ chức, thì tổ chức đó có phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Nhiều tình huống rò rỉ dữ liệu trên thực tế vẫn chưa được giải quyết triệt để, khiến quyền lợi của các bên liên quan chưa được bảo đảm đầy đủ, trong khi đó, việc xử lý còn phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hành lang pháp lý và cơ chế thực thi hiệu quả.

Siết chặt chế tài, tăng tính răn đe

Luật Dữ liệu 2024 cũng nghiêm cấm cấm các hành vi lợi dụng việc xử lý dữ liệu, quản trị dữ liệu, phát triển, kinh doanh, lưu hành sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu để xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các hành vi bị cấm khác gồm: Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình xử lý dữ liệu, quản trị dữ liệu hoặc tấn công, chiếm đoạt, phá hoại cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin phục vụ quản lý, xử lý, quản trị, bảo vệ dữ liệu; Giả mạo, cố ý làm sai lệch, làm mất, làm hư hỏng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, việc cố ý cung cấp dữ liệu sai lệch hoặc không cung cấp dữ liệu theo quy định của pháp luật cũng bị cấm.

Tuy nhiên, để thực sự ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc, với mức phạt đủ sức răn đe, đặc biệt đối với các tổ chức, doanh nghiệp để lộ, lọt dữ liệu. Một số quốc gia đã áp dụng mức phạt rất cao đối với vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân. Ví dụ, theo Quy định Bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu, các công ty vi phạm có thể bị phạt tới 20 triệu Euro hoặc 4% doanh thu toàn cầu. Trong khi đó, mức phạt hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để tạo áp lực buộc các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm bảo mật dữ liệu.

Trước thực trạng rò rỉ dữ liệu ngày càng tinh vi, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ dữ liệu quốc gia và siết chặt chế tài xử phạt là điều cấp thiết. Bên cạnh Luật Dữ liệu 2024, dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu.

Nhiều ý kiến cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với dữ liệu trọng yếu, dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia, bảo đảm không bị khai thác trái phép hoặc chuyển giao bất hợp pháp ra nước ngoài. Mức xử phạt đối với hành vi rò rỉ, mua bán dữ liệu cá nhân và dữ liệu bí mật Nhà nước cũng cần được tăng cường theo hướng răn đe mạnh hơn. Hiện nay, nhiều vụ việc vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính với mức tiền không đáng kể so với lợi nhuận bất chính mà các đối tượng thu được, chưa đủ sức ngăn chặn. Vì vậy, điều quan trọng là bổ sung chế tài nghiêm khắc hơn, bao gồm cả trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng, đồng thời nâng cao cơ chế bồi thường cho những cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, việc thành lập cơ quan chuyên trách về bảo vệ dữ liệu có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm cũng là một bước quan trọng nhằm bảo đảm tính thực thi của các quy định pháp luật. Khi hành lang pháp lý được hoàn thiện và các chế tài đủ mạnh, việc quản lý, bảo vệ dữ liệu quốc gia sẽ trở nên hiệu quả hơn, góp phần nâng cao an ninh thông tin và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở Cty Fosco. (Ảnh: Bùi Yên)

TP Hồ Chí Minh: Sơ thẩm vụ kiện đòi tiền lương Kpi

(PLVN) - Ngày 17/4, TAND quận 3 (TP HCM) mở phiên sơ thẩm “tranh chấp đòi tiền lương và yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa một nhân viên đã nghỉ hưu và Cty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (Fosco, đơn vị trực thuộc UBND TP).

Đọc thêm

Thủ tục về việc xét tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng'

Thủ tục về việc xét tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng'
(PLVN) - Bộ Quốc phòng vừa có Quyết định 1589/QĐ-BQP công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng, trong đó có thủ tục xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Hành trình đáng khâm phục

Hành trình đáng khâm phục
(PLVN) - Hành trình tới công lý của nạn nhân trong vụ án này đã rất mất mát, tổn thương, nhưng kiên trì, bền gan và đúng quy định pháp luật. Nạn nhân trong vụ án từng là một thôn nữ nghèo miền Tây lên TP HCM cần mẫn nhiều năm mới tạo dựng nên thương hiệu...

Diễn biến sự việc công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra báo cáo trước 21/4/2025

Một phần công trình sai phạm của Cty Trường Thoa. (Ảnh trong bài: Quốc Khải)
(PLVN) - Liên quan đến công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) của Cty TNHH Trường Thoa đã bị xử phạt hành chính, phải tháo dỡ, khắc phục hậu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng, Sở NN&MT, UBND TP Nam Định kiểm tra, xác minh, báo cáo trước ngày 21/4/2025.

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói nông nghiệp, bên nói mặt sông

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói nông nghiệp, bên nói mặt sông
(PLVN) -  TAND TP HCM vừa thụ lý đơn khiếu kiện hành vi hành chính về hành vi không ban hành các quyết định thu hồi, bồi thường với UBND quận 12. Đây là vụ kiện hi hữu vì trên giấy tờ, có thửa đất nông nghiệp đã được cấp sổ đỏ từ 1998, nhưng khi thu hồi thực hiện dự án, UBND quận cho rằng là “sông” nên không thực hiện bồi thường.

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hiền (Hà Nội) hỏi: Chị tôi thường xuyên bị chồng bạo hành về thể chất lẫn tinh thần, mặc dù đã cố gắng nhẫn nhịn nhưng tình trạng này không thay đổi. Xin hỏi, người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu hình phạt nào theo quy định pháp luật hiện nay? Các biện pháp để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?

Sự việc một số hộ dân vạn đò TP Huế chưa an cư: Rà soát, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ

Một hộ dân tận dụng mui thuyền, mái tôn cũ dựng nhà tạm để ở trên đất công. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh sự việc 16 năm trước, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện cuộc di dân vạn đò trên sông Hương với các chính sách thiết thực và ý nghĩa; nhưng nay vẫn còn một số hộ sống trong các căn nhà tạm dựng trên đất công, mặt nước. Sau khi báo đăng, mới đây, lãnh đạo UBND TP Huế đã chỉ đạo thực hiện rà soát, nghiên cứu các giải pháp để hỗ trợ các hộ dân nếu bảo đảm đúng điều kiện theo quy định.

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất
(PLVN) - Sau khi làm việc và xem xét các chứng cứ đương sự cung cấp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết sẽ tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra xác minh quy trình công chứng chuyển nhượng khu đất gồm 4 thửa của Văn phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Ngọc Long theo đơn phản ánh của ông Vũ Trung Hòa.

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?
(PLVN) - Bạn Minh Hồng (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang mang thai sắp nghỉ sinh. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, vừa qua, công ty tôi đang làm việc ra thông báo ngừng hoạt động và giảm toàn bộ BHXH của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, công ty giải thể thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp
(PLVN) - Trong xu hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã, việc Bộ Công an đề xuất giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo và cải tạo không giam giữ là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn quản lý xã hội hiện nay.

Sự việc bị phản ánh ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình: Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình cho biết đang phối hợp kiểm tra

Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình.
(PLVN) -  Mới đây, Báo PLVN tiếp nhận thông tin của người dân phường Bích Đào và phường Thanh Bình, TP Ninh Bình (nay là phường Bích Đào và phường Vân Giang, TP Hoa Lư) phản ánh việc Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình có dấu hiệu trộn xỉ than vào than để thực hiện đốt lò gây ô nhiễm môi trường.