Chuyện về người giáo viên 12 năm đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Cô giáo - Thạc sỹ Phạm Thị Hương đang dạy các con cách phản xạ, giao tiếp với cô.
Cô giáo - Thạc sỹ Phạm Thị Hương đang dạy các con cách phản xạ, giao tiếp với cô.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với gần 12 năm kinh nghiệm trong nghề giảng dạy những “đứa con” tự kỷ, tăng động, khiếm khuyết hòa nhập cộng đồng, cô giáo Phạm Thị Hương không chỉ dành cả tâm và sức mà còn cả nước mắt...

“Gần 12 năm với nghề điều tôi cảm nhận được hạnh phúc của mình khi cùng các con thay đổi. Tôi có thể gác lại tất thẩy khi các con cần mình…”, Thạc sỹ Phạm Thị Hương (34 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội), giáo viên dạy trẻ tự kỷ, khiếm khuyết tại Hà Nội, chia sẻ.

Từng "vỡ mộng" khi vào nghề

Tốt nghiệp Trường Đại học Lao động và Xã hội, khoa Công tác xã hội, cô Hương chính thức về giảng dạy tại một trung tâm giáo dục trẻ tự kỷ. Tuy đã được học rất nhiều kiến thức trên giảng đường về tâm sinh lý của trẻ tự kỷ, tăng động, khiếm khuyết nhưng ngày đầu tiên tiếp xúc với trẻ, người giáo viên không khỏi bỡ ngỡ và gặp vô vàn khó khăn.

Nhớ lại khoảng thời gian cách đây 12 năm, cô Hương chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu tiên tới lớp, gặp mặt các con. Lớp học khi đó chỉ có 10 học sinh, nhưng các cô giáo phải quay như chong chóng để theo được các con. Có con thì đang ngồi tự nhiên lao tới cắn bạn, có con thì đứng im thin thít không nói gì, có con thì la hét, chạy quanh lớp học, có con thì cười cả ngày…

Có con ở dạng tự kỷ điển hình, tức là đã bị nặng, dù đã lên 6 tuổi nhưng vẫn không thể phân biệt được bất kỳ điều gì, kể cả trong việc đi vệ sinh. Thậm chí ngay cả đến việc nhận thức bản thân cần đi vệ sinh, gọi cô, cởi đồ các con cũng không biết. Có trường hợp phải hướng dẫn con tới 6 tháng con mới nhận thức được hành vi nhưng cũng chưa biết thực hiện các bước như thế nào...”.

Vẫn theo lời cô giáo Hương, có trẻ không thể giao tiếp nhưng giống như một chú ngựa hoang, không ý thức được bất cứ điều gì. Khi hỏi trẻ cũng chỉ lặng thinh, không một chút phản xạ. Không chỉ có những biểu hiện về mặt nhận thức, hành vi, rối loạn giác quan mà các con còn rất nhạy cảm, quấy khóc, có bé tăng động cứ chạy vòng quanh lớp không chịu dừng lại, cho tới khi mệt tự ngã thì thôi. Cô phải tới ôm, giữ con lại, vỗ về để con bình tĩnh trở lại.

“Những tháng đầu đi làm tôi bị khủng hoảng, stress nặng bởi các con nhận thức chậm, dạy mãi nhưng cũng không tiến bộ. Tiếp xúc với các con khi chưa bắt nhịp được thì bị con cắn, con đánh… Khi đó, mỗi ngày đi làm về là mỗi ngày mệt nhoài, cơm không buồn ăn, bao nhiêu mơ mộng về nghề đều tan biến cả”, Thạc sỹ Phạm Thị Hương cười, nói.

Niềm vui “vỡ òa”

Gần 12 năm trong nghề, tiếp xúc với vài trăm học sinh với bao nhiêu kỷ niệm, cô Hương không ngăn được dòng cảm xúc khi kể một số chuyện khiến cô hạnh phúc. Đó là trường hợp A.Đ, một bé trai 8 tuổi (Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội) trực tiếp được cô Hương giảng dạy, bị mắc hội chứng tự kỷ bẩm sinh khá nặng, không thể nói. Nhưng sau thời gian dài kiên trì cùng cô, A.Đ đã dần thay đổi.

Từ một cậu bé 8 tuổi không hề có ý thức, tiếng nói, A.Đ đã cải thiện được ý thức, hành vi. Đặc biệt, sau gần 2 năm thực hiện đủ các phương pháp giảng dạy, dùng hết tâm huyết của mình, cô Hương đã giúp con bật ra âm thanh và sau đó gọi thành tiếng.

“Lần đầu tiên khi nghe được con bật ra được thành tiếng, gọi mẹ, gọi ba… tôi đã mừng rơi nước mắt. Vì đã làm mẹ nên tôi hiểu tiếng gọi ấy thiêng liêng tới nhường nào. Niềm hạnh phúc của tôi như chính người làm cha, làm mẹ của con vậy”, cô Hương xúc động chia sẻ.

Một điều kỳ tích nhưng cũng là kỷ niệm “cười ra nước mắt” của cô với cậu học trò nhỏ này, đó là dạy con đi xe đạp.

Cô Hương kể:“Khi con ngồi được lên xe và đạp, vui thì vui đó nhưng cũng mệt phờ. Vì khi con đạp được rồi là đạp không biết nghỉ, cho tới khi nào ngã thì thôi. Những lúc đó, tôi phải chạy theo xe để có thể xử lý giúp con những tình huống, những chướng ngại vật mà con không thể xử lý được. Và mất hơn 1 năm thì con đã biết đi xe, xử lý được những tình huống đơn giản”.

Một trường hợp khác là một bé gái 6 tuổi bị tự kỷ, chứng bệnh rối loạn giác quan. Nhưng sau thời gian rèn luyện, bé đã dần hòa nhập với cộng đồng. Bé biết đánh vần, biết đọc từ và tập trung hơn… Đối với trẻ bình thường, điều này chẳng có gì ghê gớm nhưng với trẻ tự kỷ đó là cả một quá trình học tập vất vả giữa cô và trò.

Với những người làm nghề dạy trẻ như cô Hương, niềm vui lớn nhất là thấy các trẻ tiến bộ sau quá trình dạy và điều trị. Chỉ cần các con thay đổi được hành vi như vậy đã là cả một thành công của cô lẫn trò.

Cô cũng nhiều ấn tượng với bé trai 4 tuổi (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội). Bé được bố mẹ đưa đến gặp cô trong tình trạng không giao tiếp, không hiểu được những giao tiếp cơ bản, mỗi khi con cần gì, muốn gì đều tỏ thái độ la hét đòi bằng được. Việc điều trị vì vậy mà gặp khó khăn, khi bé khóc ròng, la hét suốt nhiều tháng trời. Cháu bé này còn có hoàn cảnh đặc biệt khi gia đình nghèo, bố mẹ làm công nhân ở khu công nghiệp, chỗ ở chật hẹp, không có không gian và thời gian bên con. Tuy nhiên, với cái tâm của người giáo viên, sự kiên trì và tình yêu thương của cô Hương, đứa trẻ ấy dần biến chuyển theo hướng tích cực.

“Sau thời gian dài điều trị, có những lần bị con cắn chảy cả máu tay, có lần hoảng hốt khi con la hét, đập đầu vào tường đòi điện thoại... nhưng nhờ sự kiên trì phối hợp của cả gia đình, con đã biết tương tác với bố mẹ, với cô. Con không còn la hét, đánh, cắn khi vòi vĩnh, đòi hỏi thứ mình thích. Nhìn thấy con dần thay đổi hành vi của mình, tôi thấy mình thật sự vui và cảm thấy cái nghề của mình có ích cho xã hội”, cô Hương bộc bạch.

Kỷ niệm vui là vậy, nhưng cũng có không ít những lần người giáo viên này muốn từ bỏ nghề, không phải vì sợ vất vả mà vì không được phụ huynh hiểu và hợp tác cùng phương pháp của mình trong việc dạy trẻ.

Công việc dạy trẻ tự kỷ luôn phải chịu áp lực rất lớn. Mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng đầy bí ẩn. Để tiếp xúc làm quen với trẻ đã khó, dạy trẻ làm theo ý mình là cả một quá trình dài. Mỗi trẻ có một triệu chứng khác nhau nên cần có những giải pháp riêng biệt, có lúc mềm mỏng nhưng có thời điểm phải nghiêm khắc. Có những trường hợp, khi con đang dần tiến bộ, nhưng bố mẹ không hiểu, thấy cô nghiêm khắc với con, thấy con khóc, kêu la là bố mẹ lại yêu cầu giáo viên dừng lại, thỏa hiệp và làm theo con, khiến con không thể thay đổi. “Mỗi khi như thế, tôi cảm thấy bất lực, chán nản vì giải thích cho bố mẹ các con nhưng bố mẹ không hiểu phương pháp dạy trẻ của mình”, cô Hương tâm sự.

Dù vậy, cuối cùng cô vẫn quyết định gắn bó với nghề. Thạc sỹ Phạm Thị Hương mở điện thoại cho phóng viên xem những dòng tin nhắn cảm ơn của phụ huynh học sinh về những trường hợp các con đã tiến bộ, có trường hợp các con đã biết đọc, biết viết, dần tái hòa nhập cộng đồng.

"Đây là những gì níu giữ tôi ở lại với nghề, với trách nhiệm của một nhà giáo, tôi muốn sát cánh cùng các con, bù đắp lại những thiệt thòi mà các con đang phải gánh chịu, giúp các con hòa nhập cộng đồng, giống như bao bạn nhỏ cùng trang lứa khác”, cô Hương cười hiền, bộc bạch.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.