Chuyện “ngũ lạ” ở Quỳnh Lưu

 

Chuyện thật như bịa này đang diễn ra tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Một bên là ông Lê Duy Nguyên, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, đang là Giám đốc doanh nghiệp, được cấp 820 ha đất rừng. Bên kia là gia đình nông dân nghèo  khó - ông Trần Xuân Lập, 75 tuổi, điếc nặng, được cấp 36,5 ha rừng...

 Chuyện thật như bịa này đang diễn ra tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Một bên là ông Lê Duy Nguyên, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, đang là Giám đốc doanh nghiệp, được cấp 820 ha đất rừng. Bên kia là gia đình nông dân nghèo  khó - ông Trần Xuân Lập, 75 tuổi, điếc nặng, được cấp 36,5 ha rừng...

Chuyện lạ thứ nhất

Ông Lập làm đơn khởi kiện ông Nguyên lập giấy tờ giả mạo để tranh chiếm 36,5 ha đất rừng mà huyện Quỳnh Lưu đã cấp cho ông Lập tại sổ Lâm bạ số 02, ngày 10/1/1993. Vì ông già cả, nặng tai, nên ông Lập ủy quyền cho anh con trai là Trần Xuân Nam tham gia tố tụng. Anh Nam cũng được cấp sổ Lâm bạ số 04, ngày 10/1/1993, với diện tích 84,5 ha đất rừng và cũng bị ông Nguyên tranh chiếm.

Theo pháp luật, 36,5 ha đất rừng Nhà nước đã cấp cho ông Lập trong sổ Lâm bạ đang có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên phải thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông Lập. Rõ như 1 cộng 1 bằng 2 vậy. Việc ông Nguyên đã giả mạo chữ ký ông Lập – tạo dựng hồ sơ giả mạo (chuyển giao rừng ông Lập được cấp sang cho ông Nguyên) nhờ đó ông Nguyên được chính quyền giao sổ Lâm bạ của ông Lập, thế là ông Nguyên chiếm luôn đất rừng đã cấp cho ông Lập. Việc giả mạo chữ ký ông Lập và làm giả hồ sơ, ông Nguyên đã công khai thừa nhận trước tòa, hành vi này phải được xem là hành vi phạm pháp. Nay ông Lập đòi lại thì đương nhiên ông Nguyên phải trả. Chuyện cũng rõ như 1 cộng 1 bằng 2 vậy.

Vậy mà TAND huyện Quỳnh Lưu không xử được, còn tuyên: Đình chỉ vụ án, khiến TAND tỉnh Nghệ An phải ra quyết định hủy bỏ, yêu cầu xét xử lại, đến nay, đã 2 năm, vẫn chưa xử xong.

Chuyện lạ thứ hai

  Ngày 26/3/2012, tại phiên Tòa sơ thẩm của TAND huyện Quỳnh Lưu, chính ông Nguyên đã thừa nhận các chữ ký “Lập”, “Ngoạn”, “Nam” trong Bản cam kết chuyển giao đất rừng của 3 hộ cho ông Nguyên là do chính ông Nguyên ký. Thời điểm, ngày 10/2/1993, ông Nguyên chưa được giao một ha đất rừng nào, nhưng ông Nguyên lại lập Bản cam kết với nội dung: ông Nguyên, Ngoạn và Lập được UBND huyện Quỳnh Lưu giao 161,5ha đất rừng ở xã Quỳnh Lập theo quyết định (không ghi số) ngày 10/1/1993 “cùng thống nhất giao (161,5ha) cho ông Lê Duy Nguyên đến hết thời gian Lâm bạ hết hiệu lực”.

Bản cam kết sai sự thật, có nhiều lỗi tẩy xóa, không hiểu sao lại được UBND xã Quỳnh Lập và UBND huyện Quỳnh Lưu xác nhận, ký tên, đóng dấu quốc huy? Phó Chủ tịch huyện Quỳnh Lưu Chu Xuân Thắng ký xác nhận vào ngày 29/5/1993. Khó hiểu hơn, trước đó 2 tháng 19 ngày, vào ngày 10/3/1993,  ông Nguyên lại lập thêm một Bản cam kết nữa, nội dung giống Bản cam kết cũ. Chỉ khác là lần này ghi chính xác tên 3 hộ có Lâm bạ là Lập, Nam, Ngoạn; và “cùng thống nhất giao quyền quản lý, sử dụng” 161,5 ha đất rừng cho ông Nguyên và bà Nguyễn Thị Hưng (là người đang có với ông Nguyên 3 đứa con).

Càng khó hiểu, ngày 23/5/2011, tại Bản kết luận số 19/KL-GĐKTHS, Cơ quan giám định kỹ thuật hình sự, Bộ Quốc phòng đã kết luận chữ ký ông Lập trong Bản Cam kết bị giả mạo. Vậy mà,  lãnh đạo xã Quỳnh Lập rồi huyện Quỳnh Lưu vẫn tiếp tục ký tên, đóng dấu xác nhận bừa vào cả 2 Bản cam kết cùng một nội dung và đầy dấu hiệu giả mạo. Lạ hơn, sau này, biết rõ ông Nguyên lừa dối, giả mạo chữ ký, nhưng cán bộ xã Quỳnh Lập và huyện Quỳnh Lưu vẫn “nhiệt tình” bảo vệ ông Nguyên. Các cán bộ xác nhận bừa vào giấy tờ giả mạo do ông Nguyên lập ra không hề bị xử lý.

Thậm chí, dù 2 sổ Lâm bạ huyện Quỳnh Lưu cấp 36,5 ha đất rừng cho ông Lập và 84,5 ha đất rừng cho anh Nam trên địa bàn xã Quỳnh Lập vẫn còn nguyên hiệu lực, chưa hề bị hủy bỏ hay thay thế bằng sổ lâm bạ khác... nhưng  xã Quỳnh Lập vẫn làm văn bản gửi TAND huyện Quỳnh Lưu khẳng định xanh rờn: Trên địa bàn xã Quỳnh Lập không hề có một ha đất rừng nào giao cho ông Lập, anh Nam mà chỉ có đất rừng giao cho ông Nguyên?!. Huyện có giao, xã lại bảo không, sao lạ thế? Lạ hơn, cán bộ chính quyền lại ra sức bảo vệ người có hành vi lừa ngay chính mình?

Chuyện lạ thứ ba

Về Biên bản bàn giao hồ sơ lâm bạ và thực địa đất rừng lập ngày 21/1/1993, để từ đó ông  Nguyên có trong tay 3 quyển sổ Lâm bạ mang tên ông Lập, ông Ngoạn và ông Nam với tổng diện tích 161,5 ha đất rừng,  có tới 4 dấu hiệu “lạ” thể hiện sự bất minh của cả bên giao và bên nhận.

a
Gia đình nông dân Trần Xuân Lập đang trông chờ công lý

Một là, bàn giao Lâm bạ và thực địa đất rừng, nhưng chủ Lâm bạ là ông Lập và ông Nam lại không hề có mặt. Trong biên bản, phần “Bên nhận” ghi: “Chủ hộ nhận đất: Ông Lê Duy Nguyên” là người không hề có tên trong sổ lâm bạ, cũng không được 2 chủ Lâm bạ vắng mặt ủy quyền, sau này lại bị chính họ làm đơn tố cáo về hành vi giả mạo để chiếm đoạt sổ Lâm bạ và đất rừng của họ.

Hai là, cũng trong biên bản, phần “Bên giao” ghi: “Đại diện Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Lưu: Ông Trần Sỹ Mỹ”, nhưng vào thời điểm năm 1993, theo Lý lịch Đảng của ông Mỹ thì ông chưa hề làm việc tại Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu. Về nội dung này, ông Nguyên đưa ra Giấy xác nhận ngày 9/3/2012 của ông Phan Xuân Chất, nguyên Phó hạt trưởng Kiểm lâm Quỳnh Lưu, nội dung: Từ năm 1986 đến 1997, Hạt Kiểm lâm “đã hợp đồng với một số cán bộ lâm nghiệp đã nghỉ hưu như chị Thanh, anh Mỹ… để làm việc cho hạt. Đầu năm 1993 tôi đã cử anh Trần Sỹ Mỹ ra Quỳnh Lập để giao đất lâm nghiệp cho ông Lê Duy Nguyên”.

Nhưng nội dung xác nhận này lại mâu thuẫn: Ông Trần Sỹ Mỹ sinh ngày 1/9/1942, năm 1993 ông mới 51 tuổi, không thể là “cán bộ lâm nghiệp đã nghỉ hưu”, còn trong lý lịch Đảng thời gian này ông Mỹ đang làm Bí thư Chi bộ 13, xã Quỳnh Vinh. Lại nữa, nội dung bàn giao 161,5 ha đất rừng và 3 sổ Lâm bạ cho ba hộ: ông Lập, ông Nam và ông Ngoạn được ghi rất rõ trong sổ Lâm bạ, vậy sao ông Chất lại giao nhiệm vụ cho ông Mỹ “ra Quỳnh Lập giao đất lâm nghiệp cho ông Lê Duy Nguyên”?

Ba là, trong Biên bản bàn giao, ngoài xác nhận của UBND xã Quỳnh Lập, còn có con dấu, chữ ký và xác nhận của ông Dương Văn Thước, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu, như sau: “Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu ngày 25/1/1993 đề nghị chủ hộ Lê Duy Nguyên có kế hoạch chuẩn bị giống và triển khai trồng rừng sớm thời vụ. T/M Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Dương Văn Thước”. Nhưng chính ông Dương Văn Thước đã bác bỏ chuyện xác nhận nhảm nhí này bằng văn bản gửi TAND huyện Quỳnh Lưu, với nội dung: “Tôi xin khẳng định: Chữ viết từ “Hạt kiểm lâm Quỳnh Lưu đến Dương Văn Thước” là không phải chữ viết của tôi”.

Bốn là, nếu việc bàn giao đàng hoàng, đúng pháp luật, tại sao lại không mời các chủ lâm bạ có mặt và ký nhận, lại tiến hành bàn giao sổ Lâm bạ và thực địa hơn 160 ha đất rừng diễn ra trong 2 ngày (29 và 30) Tết cổ truyền của dân tộc cho người không hề có tên trong Lâm bạ mà lại là ông Nguyên. Rồi hôm sau, như ông Nguyên trình bày, ông đến Ủy ban xã “chúc tết” và xin “ký xác nhận biên bản”, và dù chủ lâm bạ không có mặt khi lập biên bản nhưng cán bộ xã vẫn đàng hoàng ký xác nhận cho ông Nguyên?

Bốn dấu hiệu lạ kể trên khẳng định một sự thật: Việc bàn giao 3 quyển sổ Lâm bạ mang tên ông Lập, ông Nam và ông Ngoạn và thực địa 161,5 ha đất rừng cho ông Nguyên là giả mạo, là trái pháp luật.

Chuyện lạ thứ tư

Có mặt tại phiên tòa ngày 26/3/2012 của TAND huyện Quỳnh Lưu xét xử vụ tranh chấp giữa gia đình nông dân Trần Xuân Lập và nguyên Đại biểu Quốc hội Lê Duy Nguyên, nhà báo Nguyễn Thắng, Báo Nông thôn Ngày nay chứng kiến một nghịch cảnh: Trước khi xét xử, ông Nguyên dẫn một đoàn đông đảo các nhà báo kéo vào phòng Chánh án ở tầng hai, rồi xuống phòng xử án cùng các nhà báo ngồi trọn mấy hàng ghế bên trái. Sau đó, những nhà báo này được Tòa lần lượt đọc tên xem đã có mặt hay chưa. Còn các nhà báo có quan điểm ủng hộ gia đình ông Lập nghèo khó thì chẳng thấy Tòa xướng tên!?.

Là Đại biểu Quốc hội, việc ông Nguyên giả mạo chữ ký của người khác, lừa cán bộ chính quyền để hợp thức hóa quyền sử dụng đất rừng của người khác cho mình, phải được xem là chuyện lạ, đáng phê phán. Về mặt đạo lý, nguyên Đại biểu Quốc hội Lê Duy Nguyên đã được giao 820 ha đất rừng, nay lại đi tranh chiếm 36,5 ha đất rừng Nhà nước giao cho một gia đình nông dân nghèo, lại là bà con với mình, thật khó chấp nhận. Vậy mà vẫn có bài báo bào chữa cho hành vi trái pháp luật của ông Nguyên là “đành phải lách luật”, ông Lập khởi kiện là “vô lý”. Không lẽ, Đại biểu Quốc hội thì được quyền “lách luật”? Còn người dân thấp cổ bé họng có tên trong sổ Lâm bạ dám bảo là của mình thì... “vô lý”?

Chuyện lạ thứ năm

Việc giả mạo chữ ký, giấy tờ của ông Lê Duy Nguyên với sự tiếp tay của  cán bộ chính quyền là rất rõ ràng, hậu quả là gia đình nông dân Trần Xuân Lập bị mất đất, gây khiếu kiện kéo dài, gây phức tạp xã hội và làm mất lòng tin của người dân. Do vậy, đề nghị xử lý hình sự về hành vi làm giả giấy tờ của luật sư Lương Quang Tuấn là rất cần thiết. Gia đình ông Lập cũng đã có đơn tố cáo. Công an tỉnh Nghệ an đã chuyển đơn cho Công an huyện Quỳnh Lưu giải quyết. Nhưng lấy lý do: TAND huyện Quỳnh Lưu đang thụ lý vụ kiện, nên Công an huyện không điều tra(!?)

Trong khi đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quỳnh Lưu lại đang có giấy mời anh Trần Xuân Nam lên làm việc. Anh Nam cho biết, họ đang điều tra vì sao anh Nam được giao sổ Lâm bạ mang chính tên anh! Anh Nam bức xúc: “Sổ Lâm bạ của tôi và bố tôi thì ông Nguyên đang nắm giữ trái phép bằng cách giả mạo giấy tờ. Tôi đã tố cáo, bằng chứng rõ ràng, nhưng công an lại không điều tra, nay lại điều tra tôi. Ông Nguyên từng là đại biểu Quốc hội, có nhiều mối quan hệ, giờ lại làm Giám đốc doanh nghiệp nên muốn làm gì cũng được, còn chúng tôi nghèo khó nên phải chịu bất công mãi hay sao?!”

Câu hỏi của anh Trần Xuân Nam đang treo lơ lửng!..

Theo VOV

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?