Chuyện kể từ đôi bàn tay

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đó là chuyện về những đôi bàn tay nhăn nheo, thô ráp, bủng beo vì ngâm lâu trong nước. Những đôi bàn tay xấu xí ánh lên vẻ đẹp của sự hy sinh thầm lặng.

“Mỗi lần tháo găng tay, nhìn đôi bàn tay mình như bàn tay người lạ. Đôi bàn tay nhắc nhở mình rằng còn rất nhiều người trong nguy kịch đang chờ đợi. Rồi chút nghỉ ngợi vẩn vơ ấy cũng tan biến đi, thời gian không cho phép cả việc nghĩ suy”, ngày hôm qua, một bác sĩ đăng lên Facebook cá nhân của mình hình ảnh đôi bàn tay cùng những lời như thế.

Đã gần 1 tháng kể từ ngày thành phố bùng dịch dữ dội anh mới đăng tải một thông tin ngắn ngủi lên Facebook của mình. Những ngày qua, đã có lúc anh trực cấp cứu 12h mỗi ngày liên tục, làm như một phản xạ trong khi cơ thể rã rời. Hôm kia, đoàn bác sĩ chi viện đã vào, anh và đồng đội mới được nghỉ một chút để “xả hơi”.

Đôi bàn tay nhăn nheo của các y, bác sĩ khi phải đeo găng tay cao su quá lâu để lấy mẫu xét nghiệm.

Đôi bàn tay nhăn nheo của các y, bác sĩ khi phải đeo găng tay cao su quá lâu để lấy mẫu xét nghiệm.

Những ngày qua, hình ảnh nhiều đôi bàn tay “kì lạ” đã được cộng đồng truyền nhau. Có một nữ sinh viên y khoa xinh đẹp, chụp và đăng hai bức ảnh “trước và sau”. Trước kia, bàn tay ấy trắng xinh, thon thả, nuột nà và rất “điệu đà” với những móng tay sơn màu hồng cánh sen ngọt ngào. Bây giờ, những chiếc móng tay cắt cụt ngủn trên một bàn tay sần sùi, bủng beo, đầu ngón tay móp méo.

Có nữ điều dưỡng “khoe” đôi bàn tay sưng phồng gấp rưỡi bàn tay cô lúc bình thường, những đầu ngón tay tím tái.

Và còn hàng ngàn đôi bàn tay mà chúng ta không thể thấy vì không xuất hiện trên mạng xã hội, những đôi bàn tay mà đến chủ nhân của chúng cũng dường không nhận ra đó là tay mình. Nó không chỉ sưng phồng, móp méo, tím đỏ vì đeo găng tay cao su bó sát trong nhiều giờ liên tục. Nó còn mỏi nhừ, đau đớn, đôi khi mất cả cảm giác.

Những bàn tay ấy đã trải qua những gì? Đó là những ngày dài liên tục thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm suốt ngày, xuyên đêm cho hàng ngàn người, đặc biệt trong các khu phong tỏa. Đó là những ca cấp cứu đến liên tục với cảm giác dường như bất lực. Đó là những khoảnh khắc tháo găng tay, mỏi rời, đau buốt vì da tay bị bào mòn tiếp xúc với nước sát trùng. Lấy tay ra khỏi găng tay, đến chiếc điện thoại còn không nhận ra vân tay chủ nhân của nó.

Nhưng, những đôi bàn tay chỉ là khởi đầu của câu chuyện. Chịu đựng sự vất vả và hy sinh không chỉ có những đôi bàn tay. Giữa những ngày hè nóng bức, ở Bắc Giang, Hà Nội, Sài Gòn... có biết bao y, bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên khoác lên mình bộ bồ bảo hộ để làm nhiệm vụ. Suốt một ngày dài, những bộ đồ bảo hộ sũng nước, dán chặt vào cơ thể. Ngâm trong mồ hôi nhiều giờ liên tục, hậu quả là những bàn chân sưng phồng, tróc lở, những vùng da mẩn ngứa, viêm loét, dị ứng, đỏ rực.

Còn gương mặt, sau một thời gian đeo khẩu trang liên tục hằn lên những vệt ngang vệt dọc, những đường hằn, u nhọt... khi làn da bị bí bách lâu ngày. Có nữ y tá xinh đẹp, sau một tháng “trực chiến”, không còn nhận ra mình trong gương. Có nữ điều dưỡng 23 tuổi, từ Quảng Ninh theo đoàn chi viện cho Bắc Giang, đã cắt phăng mái tóc dài dày đen nhánh mà cô rất đỗi tự hào. Bởi, mái tóc đẹp ở thời điểm bình thường, nhưng trong những ngày gian lao, ủ mình trong bộ đồ bảo hộ lại trở thành nỗi mệt nhọc, vướng víu, gây khó khăn cho một người đang đặt lên hàng đầu nhiệm vụ thiêng liêng là điều trị cho bệnh nhân Covid -19.

Có không ít những bức tranh được các họa sĩ trẻ vẽ tri ân lực lượng y tế. Là tấm lưng rộng trong bộ đồ bảo hộ y tế, là bàn tay sứt sẹo nhăn nheo. Là hình ảnh người bác sĩ ngủ gục bên giường bệnh nhân. Phải rồi, giờ đây hình ảnh những bác sĩ, nhân viên y tế kiệt sức ngủ gục bên hành lang, nơi góc cầu thang, trong góc khuất bệnh viện đâu còn hiếm hoi nữa. Mệt đến không biết mình đang mệt, thực hiện nhiệm vụ đến mức đôi khi quên mất những nhu cầu thông thường của cá nhân như vệ sinh, ăn, ngủ... là chuyện có thật của những y bác sĩ trong tâm dịch.

Rồi, ngoài những nỗi đau thân xác là sự kiệt quệ của thể chất, của tinh thần. Giữa Sài Gòn, có rất nhiều y, bác sĩ hàng tháng trời nay không thể về nhà, không được gặp mặt người thân. Đau đớn hơn, có cả những trường hợp người thân qua đời vì chính vius Covid-19, trong khi họ đang nỗ lực hết mình để kéo những sinh mạng khác từ cửa tử trở về.

“Thương cảm đến nghẹn lòng”, “xót xa vô cùng”, “cảm phục và ngưỡng mộ”, đó là hàng ngàn lời yêu thương từ cộng đồng gửi đến những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu.

Nhưng, những yêu thương, tốt nhất nên được biến thành hành động cụ thể. “Chúng tôi vắng nhà vì bạn/ Bạn hãy ở nhà vì chúng tôi” - ngay từ đợt bùng dịch năm ngoái, đội ngũ y tế tại Bệnh viên Nhi đồng 1, TP.HCM đã cũng nhau xếp thành một đội hình vui nhộn, truyền đi thông điệp ấy. Nếu người dân còn thiếu ý thức, còn không tuân thủ, còn đi loanh quanh, thì mọi nỗ lực của lực lượng y tế sẽ càng như muối bỏ biển.

Sự tri ân các bác sĩ và nhân viên y tế nên được thể hiện bằng việc nâng cao ý thức phòng chống dịch, bằng việc coi chính mình là một “chiến sĩ” trong mặt trận phòng chống dịch. Chỉ có nghiêm túc tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh, tuân thủ chỉ thị của cơ quan nhà nước đề ra, bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình, góp phần giảm đi số ca mắc Covid-19, thì lực lượng y tế mới có thể giảm được áp lực, bớt đi gánh nặng, vơi phần nào sự vất vả.

Những bàn tay nhăn nheo ấy chính là những “bàn tay vàng” cứu bao sinh mạng, rất đẹp đẽ, đáng trân trọng. Xin hãy tri ân họ, bằng trái tim và bằng hành động tích cực của mình.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.