Vạch trần những chiêu trò quảng cáo TPCN xương khớp Mộc Thanh như thuốc chữa bệnh “bẫy” người tiêu dùng

Vạch trần những chiêu trò quảng cáo TPCN xương khớp Mộc Thanh như thuốc chữa bệnh “bẫy” người tiêu dùng
(PLVN) - Coi thường sức khỏe con người và không từ thủ đoạn... đó chính xác là một góc khuất đang diễn ra ở phần chìm thị trường thực phẩm chức năng (TPCN). Ở đó người ta thỏa sức mạo danh lương y, bác sĩ, tên tuổi của những người nổi tiếng mục đích câu kéo, lừa lọc, thậm chí cả dọa nạt để những người bệnh đang “vái tứ phương” phải móc hầu bao mua TPCN trá hình thuốc chữa bệnh với giá trên trời.

Vì hai  chữ “lợi nhuận”, nhân viên sẵn sàng “uốn ba tấc lưỡi” biến TPCN thành thuốc chữa bệnh lừa dối người tiêu dùng là những gì đang diễn của nhóm đối tượng có địa chỉ số 17 Nguyễn Xiển (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội) mà nhóm phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đã dày công thâm nhập, tìm hiểu để làm rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật và để cảnh tỉnh người tiêu dùng

Khi thâm nhập làm nhân viên kinh doanh tại cơ sở này, phóng viên đã thu thập được những thông tin chân thực về hoạt động kinh doanh TPCN online. Qua đó có thể lột tả hết sự dối trá, bằng mọi cách để người tiêu dùng tin rằng cái gọi là TPCN chính là thuốc chữa bệnh. Ở đó những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi, một chút kiến thức về ngành y cũng không biết nhưng có thể xưng ông này, bà nọ phán bệnh, kê toa cho khách hàng...

Quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh

Khi tìm kiếm trên google với cụm từ “xương khớp Mộc Thanh” sẽ dễ dàng thấy có rất nhiều website quảng cáo cho sản phẩm này xuất hiện. Sở dĩ vậy vì trên các website như www.mocthanhxuongkhop.com hay các fanpage trên mạng xã hội như “Lương y Lê Thị Miểu - xương khớp Mộc Thanh”, “xương khớp Mộc Thanh - Lương y Miểu”... sản phẩm xương khớp Mộc Thanh được quảng cáo như “thần dược” đặc trị đau nhức xương khớp hiệu quả, là sản phẩm số 1 cho các bệnh lý về xương khớp...

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin cùng tâm lý sợ hãi của người bệnh, sử dụng những chiêu trò tinh vi để “giăng bẫy” quảng cáo lừa dối người tiêu dùng, để bệnh nhân đang “vái tứ phương” phải móc hầu bao mua TPCN mà cứ ngỡ mình đang mua được “tiên dược”. Không ít người bệnh vì tin lời quảng cáo mà bỏ khá nhiều tiền ra mua TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để trị bệnh, bỏ lỡ quá trình điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng.

Xương khớp Mộc Thanh được quảng cáo như thuốc
Xương khớp Mộc Thanh được quảng cáo như thuốc

Hiện nay trên các website xương khớp Mộc Thanh được giới thiệu là bài thuốc bí truyền của người Mường do Lương y Lê Thị Miểu kế thừa. Theo quảng cáo, bằng bài thuốc này Lương y Miểu đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi các vấn đề về xương khớp: đau nhức xương khớp, Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị, sưng - cứng xương khớp...  Thậm chí “bệnh nhân bị mắc bệnh xương khớp trên 10 năm tôi còn giải quyết được thì đau xương khớp của bà con không là gì với tôi”. Khắp các tỉnh thành cả nước, ở đâu cũng được giới thiệu là có bệnh nhân được Lương y Miểu điều trị xương khớp. Những quảng cáo khẳng định chắc nịch về công dụng “thần thánh” của sản phẩm này đã “qua mặt” biết bao khách hàng.

Thật giả lẫn lộn

Trên các website, Lương y Miểu được ví như là “thần y” khắc tinh của các bệnh lý về xương khớp. Hình ảnh của một người phụ nữ tóc bạc, chạc 70 tuổi, gọi là Lương y Miểu được quảng cáo kín các website và fanpage xương khớp Mộc Thanh. Ngỡ ngàng hơn khi ở một số website, fanpage khác lại có thêm một người phụ nữ, đầu đội khăn đen, mặc trang phục dân tộc cũng được gọi là Lương y Lê Thị Miểu.

Thậm chí hình ảnh của cả hai người phụ nữ này còn được quảng cáo chung trên cùng một fanpage mạng xã hội. Cả hai người phụ nữ đều giới thiệu sản phẩm xương khớp Mộc Thanh là “công trình nghiên cứu để đời của mình và đã điều trị khỏi bệnh cho hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước”. Thật giả lẫn lộn, vậy trong hai người phụ nữ cùng quảng cáo cho sản phẩm này, ai mới thật sự là Lương y Lê Thị Miểu?

Trước đó, ở một phóng sự khác, sản phẩm xương khớp Mộc Thanh lại được giới thiệu là sản phẩm của Công ty TNHH HBG. Sản phẩm được đúc rút từ nhiều phương thuốc cổ phương chữa các bệnh xương khớp, do nhiều chuyên gia hàng đầu Y học cổ truyền phối hợp với phòng nghiên cứu của công ty HBG thực hiện, và Lương y Vũ Quốc Trung là người có công lớn trong việc phát triển sản phẩm.

Một sản phẩm xương khớp Mộc Thanh nhưng lại có đến “năm cha bảy mẹ”. Điều này khiến dư luận không khỏi đặt ra nghi vấn về việc ai mới thật sự là “cha đẻ” của sản phẩm xương khớp Mộc Thanh? Hay đây chỉ là những “chiêu trò” được dựng lên hòng “đánh lừa” khách hàng?

Tại “căn cứ” nơi nhóm đối tượng chạy bán online, khách hàng sẽ được các “dược sĩ rởm” tư vấn về sản phẩm xương khớp Mộc Thanh. Tại đây, nhóm đối tượng này tư vấn cho khách hàng là sản phẩm xương khớp Mộc Thanh sẽ được bào chế theo thông số chiều cao cân nặng, tuổi tác và tình trạng bệnh để tăng giảm liều lượng. Mỗi người một phác đồ điều trị riêng chứ không bào chế chung cho tất cả bệnh nhân cùng sử dụng, kèm theo lời khẳng định “chắc chắn có hiệu quả”. Khi tiếp nhận hồ sơ điều trị, Lương y Miểu sẽ đích thân bào chế sản phẩm cho từng bệnh nhân tại một địa chỉ ở tỉnh Hòa Bình, sau đó sẽ được chuyển đến tay khách hàng thông qua bưu tá.

Một số sản phẩm đang được nhân viến tư vấn bán tại cơ sở 17 Nguyễn Xiển
Một số sản phẩm đang được nhân viến tư vấn bán tại cơ sở 17 Nguyễn Xiển

Thực chất đây chỉ là một chiêu trò được dựng lên để lấy lòng tin của khách hàng. Còn sản phẩm xương khớp Mộc Thanh đã được sản xuất theo dây chuyền được đóng gói sẵn sàng, chỉ chờ khách “sập bẫy” đặt hàng là có thể chuyển đi.

Đồng thời, xương khớp Mộc Thanh được nhóm đối tượng gán với rất nhiều chân dung người nổi tiếng là nghệ sĩ, bác sĩ và sử dụng hàng loạt các câu chuyện, hình ảnh của khách hàng chia sẻ về công dụng và hiệu quả với mục đích “khuyên dùng”, ngầm khẳng định sản phẩm này có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Ở đó, bên cạnh xương khớp Mộc Thanh còn có một số sản phẩm khác cũng đang được nhóm đối tượng chạy bán tương tự như: Phục cốt khang, tóc Mộc Linh... Tại đây, PV đã thấy được những mánh khóe “khôn hết phần thiên hạ” và những chiêu trò lừa dối trắng trợn, bất chấp đạo lý của nhóm đối tượng này.

Với những thông tin nêu trên, để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng, tránh việc doanh nghiệp thu lợi nhuận từ việc quảng cáo “bát nháo”... thiết nghĩ Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm và các cơ quan chức năng liên quan cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

(Kỳ tới:  Tận cùng của sự dối trá bên trong “sào huyệt” xương khớp Mộc Thanh)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xử lý vi phạm quảng cáo TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm vừa gửi Văn bản 3220/BYT-ATTP tới các bộ ngành liên quan đề nghị triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

Đặc biệt, Bộ Y tế đề nghị nhận được sự phối hợp của Bộ Công an trong chỉ đạo xử lý các vụ việc vi phạm về quảng cáo TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu hình sự, quảng cáo gian dối thực phẩm chức năng xâm phạm lợi ích người tiêu dùng theo điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.