Chuyển đổi số y tế: Bước đột phá trong khám chữa bệnh

Khám chữa bệnh từ xa sẽ giải quyết được bài toán thiếu bác sĩ, nhất là ở vùng sâu vùng xa.
Khám chữa bệnh từ xa sẽ giải quyết được bài toán thiếu bác sĩ, nhất là ở vùng sâu vùng xa.
(PLVN) - Mỗi người sẽ có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc như bác sĩ riêng. Đặc biệt phần mềm tư vấn khám chữa bệnh từ xa sẽ giải quyết vấn đề thiếu bác sĩ, nhất là thiếu bác sĩ ở vùng sâu, vùng xa. Đây là những tiện ích nổi bật mà chuyển đổi số y tế sẽ đem lại. 

Xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân

Tại Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia hôm qua (30/12),  Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong lĩnh vực y tế dự phòng, Bộ Y tế sẽ triển khai sáng kiến “mỗi người dân có một bác sĩ riêng”, với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc như bác sĩ riêng.

Theo Thứ trưởng, ngành y tế xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, bảo đảm mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử và thông tin sức khỏe của người dân được cập nhật kịp thời; phát triển Cổng sức khỏe người dân để người dân có thể quản lý, tra cứu thông tin sức khỏe của mình; phát triển các ứng dụng nhắn tin thông báo về thông tin sức khỏe cho người dân trên hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử…

Ngay trong ngày 30/12, Bộ Y tế sẽ ra mắt 3 nền tảng y tế bao gồm mạng y tế Việt Nam kết nối các thầy thuốc trên toàn quốc; chương trình điều hành điện tử trạm y tế xã với trên 10.600 trạm và đặc biệt 98 triệu hồ sơ sức khỏe cá nhân đã được tạo lập trong hơn 5 tháng qua nhằm tiến tới đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, khám điều trị ngoại trú không dùng giấy.

Đối với chuyển đổi số trong bệnh viện, ngành y tế ưu tiên các nội dung triển khai hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế bảo đảm khả năng kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu, đồng thời bảo đảm khả năng kết nối liên thông với tất cả các trang thiết bị hiện có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (máy xét nghiệm, máy chẩn đoán hình ảnh, các màn hình tương tác, các thiết bị cầm tay cá nhân,…) nhằm nâng cao khả năng tự động hóa.

Về việc đồng bộ mã số định danh y tế (ID), sẽ sử dụng mã số BHXH của người dân để xây dựng ID y tế và triển khai thực hiện trên toàn quốc; triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tư vấn khám chữa bệnh từ xa; triển khai hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử quốc gia tại tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân trên cả nước.

Năm 2020, để phòng chống đại dịch Covid-19, các ứng dụng khai báo y tế kiểm soát dịch bệnh, ứng dụng truy vết, bản đồ an toàn Covid-19 đã được áp dụng rộng rãi; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán điều trị Covid-19…Trong tháng 3/2020 tới, Bộ Y tế cũng sẽ triển khai cấp phép trong ngành dược thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo…

Chăm sóc sức khỏe người dân mọi lúc mọi nơi

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số y tế hay y tế số là sự  phát triển tiếp theo của y tế điện tử nhưng có tính đột phá.  Đột phá ở đây theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là y tế điện tử sử dụng  công nghệ thông tin và trọng tâm là nâng cao hiệu quả của các dịch vụ y tế như bệnh viện.

Y tế số dùng công nghệ số là chính và trọng tâm là tập trung vào người bệnh thay đổi mô hình cách thức dịch vụ y tế. Bệnh nhân nay sẽ trở thành khách hàng: “Y tế số giải bài toán chăm sóc sức khoẻ cho mọi người mọi lúc, mọi nơi, và cá thể  hoá, đây là mơ ước lớn nhất của nhân loại. Chuyển đổi số y tế có thể thực hiện hoá ước mơ này”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam mới có 8 bác sĩ trên 1 vạn dân, bằng cách triển khai phần mềm tư vấn khám chữa bệnh từ xa, người dân ở 1 xã của Ninh Bình đã có thể kết nối hàng nghìn bác sĩ trên cả nước để tư vấn 24/24h. Đây có lẽ là  cách giải quyết một phần vấn đề thiếu bác sĩ nhất là thiếu bác sĩ ở vùng sâu, vùng xa.

Một vấn đề nữa mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhận định đó là, thực trạng tuyến trên thì quá tải và bệnh nhân thì phải đi xa tốn kém, trong khi tuyến dưới thì chưa hiệu quả.

Việc triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa các bệnh viện tuyến dưới được kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương, thông qua hoạt động này  các bác sĩ tuyến trên có thể chẩn đoán hình ảnh từ xa, tư vấn mổ từ xa cho bác sĩ tuyến dưới. Từ đó, người dân không phải tập trung tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay các thành phố lớn khác.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.