Chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam: Hài hòa giữa kinh tế và môi trường

Chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi đa số các nhà máy điện than mới hoạt động 10 - 15 năm.
Chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi đa số các nhà máy điện than mới hoạt động 10 - 15 năm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chuyển dịch năng lượng là xu thế trên thế giới nhưng chuyển bằng cách nào để vừa đảm bảo an ninh năng lượng, thân thiện với môi trường nhưng vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quốc gia là vấn đề không hề đơn giản.

Xu hướng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo

Nguyên lý chuyển dịch năng lượng chung trên thế giới đều theo hướng chuyển từ hệ thống dựa trên nguồn nhiên liệu được lưu trữ (ổn định) sang hệ thống với sự tham gia của nhiều nguồn cung cấp không ổn định; Chuyển đổi từ hệ thống đơn giản với một số ít nguồn nhiên liệu hữu hạn sang hệ thống với sự tham gia của nhiều nguồn năng lượng bổ sung; Chuyển đổi năng lượng từ một hệ thống chi phối bởi nhiên liệu hóa thạch sang một hệ thống với tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) ngày một tăng.

Ở Việt Nam, xu thế chuyển dịch năng lượng bắt đầu tính từ năm 1996, với cơ cấu điện năng sản xuất dịch chuyển theo xu hướng tận dụng tối đa tiềm năng thủy điện. Bắt đầu phát triển nhiệt điện khí, phát triển nhiệt điện than khi tận dụng sản lượng than nội địa, giá rẻ và năm 2019 xuất hiện NLTT nhờ sự thành công của cơ chế giá FIT (cơ chế giá khuyến khích phát triển NLTT).

Xu hướng chuyển dịch của giai đoạn 2020-2035 cũng được xác định theo xu hướng tiếp tục tăng tỷ trọng NLTT, giảm tỷ trọng nhiệt điện than và thuỷ điện, duy trì điện khí ở quy mô phù hợp với LNG nhập khẩu chiếm trên 50%.

Ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, (Bộ Công Thương) cho biết, kết quả thực tế năm 2019 và 2020, sản lượng điện phát từ nguồn NLTT đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh và 10,994 tỷ kWh đã góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu giá cao. Các nguồn NLTT đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi khu vực này thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5 - 6 năm 2021).

Tuy nhiên, điều này cũng mang đến những hệ luỵ không nhỏ cho an toàn vận hành, an ninh hệ thống điện, tăng truyền tải 500kV do NLTT hầu hết phát triển ở khu vực miền Nam và miền Trung, tác động đến huy động công suất và số lần tăng/giảm công suất của các nhà máy nhiệt điện, tua bin khí, làm tăng chi phí, giá thành ngành điện, nhất là trong điều kiện hiện số loại hình NLTT vẫn đang có giá thành cao.

Cần lộ trình phù hợp

Ở Việt Nam, chuyển dịch năng lượng gắn liền với 3 mục gồm an ninh năng lượng (cung cấp đủ điện và đạt chất lượng yêu cầu), chi phí chấp nhận được và thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường. Do vậy, trên thực tế cần tích hợp một cách hài hòa và có lộ trình việc phát triển công nghệ NLTT.

PGS.TS. Phạm Hoàng Lương - Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ quốc tế Việt Nam - Nhật Bản đồng tình với cách đặt vấn đề của đại diện Bộ Công Thương là: “Thời điểm nào thích hợp để Việt Nam chuyển dịch?” và “Không thể nói rằng vì sao các nước làm được mà mình không làm được?”. Chẳng hạn ở Hoa Kỳ chuyển đổi đơn giản vì nước này có trên 60% số nhà máy nhiệt điện than trên 40 năm tuổi nhưng Ấn Độ, Trung Quốc hay Việt Nam - sẽ gặp khó khăn khi đa số là các nhà máy nhiệt điện than mới hoạt động từ 10 - 15 năm.

“Chuyển đổi là xu hướng nhưng lộ trình phát triển như thế nào thì cần nghiên cứu cẩn thận để hài hòa và đảm bảo yếu tố kinh tế. Trong điều kiện Việt Nam cần cung cấp điện để phát triển kinh tế thì ưu tiên nguồn điện ổn định và chi phí chấp nhận được là một yếu tố quan trọng bên cạnh vấn đề môi trường”, TS.Lương phân tích.

Ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, để chuyển dịch năng lượng thành công, Việt Nam cần khống chế tỷ lệ điện mặt trời ở mức chấp nhận được (khoảng 20% công suất hệ thống) kết hợp với việc phát triển các nguồn linh hoạt như thuỷ điện tích năng, nguồn động cơ đốt trong... Ưu tiên hơn phát triển điện mặt trời mái nhà với quy định tỷ lệ điện tự sử dụng tại chỗ chiếm phần lớn (có thể là khoảng 80% tự sử dụng, 20% sản lượng thừa cho phép bán ra hoặc một tỷ lệ hợp lý khác.

Đối với điện gió, cần kiểm soát được để tỷ lệ điện gió trên bờ và điện mặt trời ở mức hợp lý dựa trên khả năng hấp thụ và điều khiển của hệ thống điện quốc gia từng thời điểm. Với các dự án điện gió ngoài khơi, cần chú trọng phát triển khi điều kiện kinh tế (chi phí đầu tư, vận hành - bảo dưỡng) và hạ tầng lưới giải toả công suất đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Đọc thêm

Nỗ lực bảo đảm hệ thống điện quốc gia

Cảng HKQT Nội Bài tiết giảm 80% ánh sáng thực hiện tiết kiệm điện.
(PLVN) -  Khi các khách hàng lớn đồng loạt áp dụng các biện pháp để “hạ nhiệt” cho hệ thống điện quốc gia, khi tình hình cung ứng điện được lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo hàng ngày và ý thức người sử dụng điện tăng lên, hệ thống điện quốc gia sẽ được bảo đảm trong thời điểm nắng nóng cực đoan.

PVN sẽ tiếp nhận hai dự án điện khí Ô Môn 3-4

Trung tâm Điện lực Ô Môn - nơi sẽ xây dựng Nhà máy điện lực Ô Môn 3 và Ô Môn 4.
(PLVN) -  Hai dự án điện khí Ô Môn 3 và Ô Môn 4 sẽ được chuyển chủ đầu tư từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sang Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) do PVN có những thuận lợi về nguồn vốn, kinh nghiệm và quản lý thống nhất chuỗi dự án khí Ô Môn.

Petrovietnam: Khai thác dầu thô, sản xuất xăng dầu tăng trưởng ấn tượng

Giàn công nghệ trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ của Petrovietnam.
(PLVN) - Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như dầu thô, khí, điện và xăng dầu, đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của Petrovietnam trong bối cảnh nhu cầu của nền kinh tế ở mức cao.

JICA đang hoàn tất thủ tục để sớm triển khai Dự án Nâng cao năng lực về thúc đẩy hiệu quả TTCK Việt Nam

Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác với Lãnh đạo và các đơn vị chuyên môn của JICA.
(PLVN) - Thông tin được đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), bà Miyazaki Katsura - Phó Chủ tịch đưa ra tại buổi làm việc với Đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương dẫn đầu trong khuôn khổ Chương trình công tác tại Nhật Bản (20/5 - 28/5/2023)

Các dự án của Vinachem 'hồi sinh'

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trong một chuyến làm việc với Công ty Đạm Hà Bắc năm 2022.
(PLVN) -  Không chỉ đang có kết quả kinh doanh có lãi sau một thời gian xử lý hậu “dự án nghìn tỷ thua lỗ”, các dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) còn đưa ra thông điệp đáng chú ý về bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp đặc biệt khó khăn, Ban IV kiến nghị giải pháp cấp bách tháo gỡ

DN xuất khẩu gỗ đang khó khăn về hoàn thuế
(PLVN) - Công bố kết quả khảo sát doanh nghiệp (DN), Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) nhận định DN đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính, Trưởng Ban IV vừa có Văn bản kiến nghị lên Thủ tướng một loạt giải pháp cấp bách tháo gỡ cho DN…

Tổng cục Thuế: 5 ngày đối thoại để giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến hoàn thuế

Tổng cục Thuế: 5 ngày đối thoại để giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến hoàn thuế
(PLVN) - Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục trưởng Cục Thuế khẩn trương thực hiện ngay, không chậm trễ một loạt công việc liên quan đến hoàn thuế, trong đó, từ ngày 29/5/2023 đến ngày 2/6/2023 phải tổ chức đối thoại ngay với hiệp hội, doanh nghiệp đối với các hồ sơ hoàn thuế đang có vướng mắc…

Sớm sửa đổi quy định pháp luật về kinh doanh thuốc lá

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ nhắc lại một số chỉ đạo của Chính phủ về thuốc lá thế hệ mới.
(PLVN) - Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán tràn lan trên thị trường và trên mạng internet. Thực trạng này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương tìm giải pháp để có câu trả lời cho những yêu cầu của Chính phủ và mối quan tâm của dư luận.

PV GAS có Chủ tịch và Giám đốc mới

Lãnh đạo cấp cao của PV GAS nhận nhiệm vụ mới (ba người cầm hoa)
(PLVN) - Ông Nguyễn Thanh Bình - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức Chủ tịch HĐQT PV GAS, còn ông Phạm Văn Phong - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức Tổng giám đốc PV GAS.