Chuyện châu lục ở diễn đàn thế giới

Chuyện châu lục ở diễn đàn thế giới
(PLO) - Trong số tất cả những khuôn khổ diễn đàn đối thoại tầm cỡ thế giới hiện có trên thế giới, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thuỵ Sỹ) nổi tiếng nhất và tầm cỡ nhất, nhưng cũng nhiều nghịch lý nhất.

Hàng năm, WEF thu hút được sự tham gia của đông đảo nhất chức sắc và chính khách, giới kinh tế và nhân vật lừng danh nhất thế giới nhưng trong thực chất vẫn chỉ là sự kiện đến hẹn lại lên. 

Các thành viên tham gia thảo luận những chủ đề nội dung kinh thiên động địa và liên quan đến vận mệnh của cả thế giới, tương lai của cả nhân loại nhưng rồi… chẳng quyết định được chuyện gì. Nó là sự kiện truyền thông quy mô nhất thế giới nhưng cũng chỉ nhất thời và sau đó lại im ắng. 

Ở WEF Davos năm nay, chuyện của châu Âu, mà cụ thể của EU,  chế ngự gần như hoàn toàn chương trình nghị sự. Như thế đủ để nhận thấy mức độ thảm cảnh hiện tại của EU. EU hiện vẫn phải đối phó với tác động của khủng hoảng tài chính và nợ công ở một số nước thành viên cũng như với việc giải cứu đồng tiền chung Euro.

EU phải trực diện với hai thách thức mới là khủng bố cùng với cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và với vấn đề người tỵ nạn. Cả hai thách thức này liên quan mật thiết với nhau và vì thế liên quan đến những chuyện chính trị an ninh đang diễn ra ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. 

Cũng vì chuyện thời sự của châu lục này mà mọi chủ đề nội dung nổi cộm khác như tăng trưởng kinh tế thế giới, nguy cơ chiến tranh tiền tệ, tự do hoá mậu dịch trên bình diện toàn cầu, vấn đề Ucraine, vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên..... trở thành phụ.

Diễn đàn thế giới bàn về chuyện của châu Âu và EU. Chỉ như vậy thôi cũng đủ để thấy châu Âu và EU đang trở thành nhân tố rủi ro mới đối với hoà bình, ổn định, an ninh, phát triển và hợp tác quốc tế của cả thế giới. Cho nên cũng thật dễ hiểu khi ẩn hiện ở đằng sau các cuộc đối thoại và tranh luận ở WEF Davos năm nay là ý muốn tìm cách giải cứu châu Âu và EU, là câu hỏi liệu có thể cứu vãn tương lai của EU được hay không và nếu có thì cứu vãn EU bằng cách nào.

Câu trả lời thật không dễ có được ở WEF Davos năm nay. Cái khó khăn và khó xử nhất hiện tại đối với EU là sự bất đồng quan điểm nội bộ, mà lại như thế trong gần như tất cả mọi vấn đề hiện thời sự cấp thiết nhất đối với EU. 

Để thành lập được tổ chức chung về liên kết và hợp tác khu vực hay châu lục ở đâu cũng vậy trên thế giới này và trước đây hay hiện tại và trong tương lai không phải dễ nhưng cũng không phải quá khó và càng không phải không khả thi bởi muốn vậy thì các nước chỉ cần tập hợp nhau lại. 

Nhưng để tổ chức ấy phát triển thành công thì không thể thiếu sự nhất trí và gắn kết thực sự, đồng chí đồng lòng, cùng hội cùng thuyền giữa các nước thành viên. Cho tới nay, EU thành công được trước hết nhờ tác nhân này. 

Không ít thành tựu phát triển mà EU đã đạt được cho đến nay giờ đã bị đảo ngược hoặc đang gặp nguy cơ bị đảo ngược chính vì nội bộ EU không còn được như trước. EU cần giải pháp chung trong khi một số thành viên định hướng vào lối đường đi riêng, không chỉ ưu tiên hàng đầu cho lợi ích riêng mà còn bất chấp cả lợi ích chung của EU. Bi kịch hiện tại của EU chính là đấy.

WEF Davos năm nay chắc chắn không đưa lại được cho EU câu trả lời mà EU muốn có cho câu hỏi nói trên. WEF Davos cũng không phải là khuôn khổ diễn đàn đa phương thích hợp đối với EU. Nhưng nó vẫn có tác động rất tích cực khi khuấy động sự quan tâm chung tới tương lai cho EU, cảnh tỉnh và nhắc nhở các thành viên về trách nhiệm của họ đối với EU, không được chỉ tận lợi từ EU và bỏ mặc EU những khi EU gặp khó khăn. 

Chuyện châu lục ở diễn đàn thế giới này cũng vì thế mà vô cùng hữu ích đối với tất cả những tổ chức hợp tác và liên kết khu vực khác nữa trên thế giới…/.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...