Chuyện chẳng đâu có ở ngôi làng... không dám ăn thịt heo

Thánh đường Chăm Châu Giang.
Thánh đường Chăm Châu Giang.
(PLO) -  “Hò ơ… Hai nhánh nước/cánh tay trời vạm vỡ. Không đuổi giặc với thanh gươm/ mà mở đất với cây đàn...” Câu hò ngọt lịm, hào sảng mà thấm đẫm nhân văn ngân nga trong lòng chúng tôi khi lênh đênh trên xuồng về An Phú- nơi con sông Cửu Long rẽ hai nhánh sông Tiền, sông Hậu để đi vào đất Việt. Cũng chính tại mảnh đất nơi đầu nguồn châu thổ này là nơi có đồng bào Chăm tập trung đông nhất của tỉnh An Giang, tạo nên những làng Chăm trù phú với nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Xóm ấp trù phú và những thánh đường diệu ảo

Dọc theo hai bên dòng sông Hậu, có thể kể đến các làng Chăm nổi tiếng như làng Chăm Đa Phước (ở xã Đa Phước, huyện An Phú); làng Chăm Châu Phong ở xã Châu Phong, huyện Tân Châu; làng Chăm Châu Giang ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân… Có tổng cộng có 9 xóm Chăm với trên 2000 gia đình (gần 13.000 nhân khẩu) quần tụ sum vầy, cùng sinh hoạt văn hóa tôn giáo dưới những thánh đường nguy nga diệu ảo.   

Anh hướng dẫn viên du lịch cho biết, khác với đồng bào Chăm ở các tỉnh miền Trung, người Chăm An Giang không xây tháp đồ sợ nhưng ở làng nào cũng có Thánh đường Hồi giáo. Tất cả Thánh đường đều có biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết, cửa và nóc hình vòm, màu chủ đạo là màu trắng. Đặc biệt, bên trong Thánh đường lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng và thoáng mát dù không phải chiếu sáng đèn và bật quạt nhờ dãy hành lang rộng xung quanh, mái vòm cao và nhiều cửa sổ lớn. Tùy theo mỗi làng mà quy mô Thánh đường lớn nhỏ có khác nhau, nhưng kiến trúc của các thánh đường đều có những điểm chung thể hiện tín ngưỡng của đồng bào.

Trong số những Thánh đường đẹp nhất ở An Giang, phải kể đến Thánh đường Mubarak ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Đây là công trình có kiến trúc rất giống với các Thánh đường tại các nước Hồi giáo với những mái vòm, 4 tháp ở 4 góc. Công trình do kiến trúc sư người Ấn Độ Mô-ha-mét A-min thiết kế và xây dựng, hoàn thành vào năm 1992, được xem là công trình kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng người Chăm ở An Giang, hiện công trình này đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. 

Một đám cưới đón rể ở Châu Giang.
Một đám cưới đón rể ở Châu Giang.

Kỳ bí làng không ăn thịt heo

Đến với làng Chăm, nếu bạn là tín đồ của “Trư Bát Giới” hẳn sẽ thất vọng vì người Chăm An Giang không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt bò theo phong tục của đạo Hồi. Ngoài những món cơ bản, thịt bò ở đây được chế biến thành rất nhiều món độc đáo, ăn lạ miệng và khá ngon. Món ăn truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của đồng bào nơi đây là cà ri và cà púa. Cà ri có xuất xứ từ Ấn Độ, còn cà púa thì từ Thái Lan. Khi làm cà púa, ngoài việc cho gia vị mạnh và cay hơn cà ri, người ta còn cho thêm đậu phộng. 

Người dân nơi đây thường nói, nếu anh chưa được thưởng thức món ăn đặc sản “lạp xưởng bò” hay còn gọi là “Tung lò mò” thì coi như anh chưa đến xứ Chăm. Món lạp xưởng bò được làm từ thịt bò vụn (thực ra nguyên liệu là những thịt bò ngon như: đùi, bắp hoặc thịt bò nạc lóc từ xương rồi thái vụn ra), sau khi loại bỏ hết gân và mỡ, xắt nhuyễn, bằm chung với mỡ bò, trộn đều với tiêu, tỏi, bột ngọt, đường… cùng một vài loại gia vị bí truyền.

Ruột bò lộn bề trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại, phơi hơi se. Thịt trộn xong, để cho thấm, dồn vào ruột bò, thắt từng khúc dài khoảng 3 đốt tay, tròn cỡ ngón chân cái, phơi chừng ba nắng là được. Nhưng bí quyết để lạp xưởng bò trở thành món ngon độc đáo hơn là nhờ có trộn lẫn cả cơm nguội, khi lên men cho vị chua đặc trưng. Món lạp xưởng bò có thể nướng bằng than đước, lửa vừa phải để món chín đều hoặc kho thì đổ nước vừa ngập, đun lửa cháy liu riu đến khi khô nước, lạp xưởng vàng mềm là tuyệt vời. Món lạp xường ăn kèm với rau thơm, rau ghém, khế chua, chuối xanh và mắm chấm, là món ăn chơi hoặc ăn nhậu là khoái khẩu nhất.

Cộng đồng người Chăm ở An Giang hầu hết theo đạo Hồi nên có tục lệ nhịn ăn trong dịp lễ Ramadan (còn được đồng bào gọi là tháng ăn chay hay tháng nhịn ăn). Đây là tháng thứ chín của năm tính theo lịch Hồi giáo. Theo quy định của đạo Hồi, trong suốt tháng này, hàng ngày người lớn phải nhịn ăn từ 5h kém 15 phút sáng đến 18h kém 15 phút chiều mới được dùng bữa chay. Người đạo Hồi quan niệm nhịn ăn là để thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người nghèo khổ hơn mình, đồng thời cũng rèn luyện cho con người tính tiết chế, kiên định trước sự cám dỗ vật chất. 

Vừa chấm dứt tháng Ramadan ngày hôm nay, thì sang ngày hôm sau, tức ngày thứ 31, người Chăm sẽ được ăn uống thoả thích, mặc những bộ quần áo đẹp đón Tết cổ truyền Roya. Ngày thứ 31 sau tháng Ramadan là dịp người ta thỏa sức ăn ngon, mặc đẹp, tha thứ lỗi lầm cho nhau, bỏ qua những điều không tốt của năm cũ để bước vào năm mới đầy những niềm vui. 

Những ngôi nhà sàn với cộ cao chống lũ.
Những ngôi nhà sàn với cộ cao chống lũ.

Xã hội mẫu hệ nơi thủ phủ “con đường tơ lụa”

Làng Chăm Phùm Soài ở xã Tân Hiệp (huyện Tân Châu, An Giang) dọc bờ sông Hậu- được biết đến là làng dệt truyền thống lớn, góp phần quan trọng hình thành nên một trung tâm tơ lụa lớn nhất miền Nam là Tân Châu với những lò ươm tơ cự phách cùng “con đường tơ lụa” đầy huyền thoại của vùng “Thủ chiến sai” (An Giang) ngày trước. “Con đường tơ lụa” thành danh nhờ bước chân người Chăm Châu Giang và những chuyến hàng từ thủ phủ Tân Châu bập bềnh sông nước len lỏi khắp “Lục tỉnh”, lên Sài Gòn, sang miền Đông và vượt dòng Cửu Long tràn sang cả các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia…

Ở Phũm Soài hiện vẫn vẹn nguyên một làng nghề cổ kính với những ngôi nhà gỗ được cất trên những hàng cột cao đến 2-3 mét vừa để vượt lũ và khi lũ rút khô, vừa mát mẻ. Hầu hết những ngôi nhà đều kiến trúc giống nhau, sàn trên để ăn ngủ nghỉ, sàn nhà dưới được sử dụng làm nơi đặt khung dệt, sân chơi cho trẻ nhỏ hoặc sinh hoạt... 

Bà con Chăm ở Phũm Soài rất thân thiện và hiếu khách, con gái Chăm dù còn là cô bé con hay đã thành thiếu nữ đều có đặc điểm chung là rất xinh đẹp và duyên dáng trong trang phục xà-rông thổ cẩm rực rỡ, có khi được cách điệu thành bộ váy cùng tông màu trông hiện đại mà bí ẩn. Đặc biệt là các thiếu nữ lúc nào cũng có chiếc khăn choàng đầu được thả lơi hoặc cột gọn bao trùm mái tóc với những họa tiết, hoa văn rất trang nhã và quý phái. Đàn ông thì mặc xà-rông kẻ sọc ca-rô, áo sơ-mi... và lúc nào cũng có chiếc nón vải tròn đội trên đầu. 

Vừa nhanh tay dệt vừa chuyện trò với khách, bà Chàm Thơ May (56 tuổi, ở làng Chăm Phũm Soài) cho biết: “Hiện các làng người Chăm vẫn theo truyền thống mẫu hệ. Các cô gái ngay từ tấm bé đã được bà, mẹ giáo dục truyền thống, dạy nghề rất chu đáo, thậm chí là nghiêm khắc. Cũng nhờ vậy, 3 người con gái nhà ta đều biết dệt từ khi lên 9-10 tuổi, hiện đã lấy chồng ra riêng rất giỏi nghề dệt.”

Trước kia trong xã hội phong kiến, các cô gái Chăm coi như bị “cấm cung” chỉ quanh quẩn bên khung dệt, không được ra ngoài, không biết mặt người chồng tương lai... Việc cưới chồng trước kia là do cha mẹ “chỉ định”. Nay chuyện đó đã không còn, con gái Chăm ngày nay được học hành, tham gia nhiều hoạt động và công tác xã hội. Chuyện kết bạn, yêu đương là do các cô gái toàn quyền lựa chọn.

Theo tục lệ cưới xin của người Chăm, đám cưới không rước dâu mà đưa rể về nhà gái. Chị Chàm Y Hoa (28 tuổi, cán bộ phụ nữ thôn) cho biết: “Đừng nghĩ người con trai ở rể là phụ thuộc nhà vợ nha. Thực tế, trong gia đình người Chăm vợ chồng đều bình đẳng trong tạo lập kinh tế, nuôi dạy con cái. Nhìn chung đồng bào Chăm coi trọng các giá trị gia đình truyền thống, rất ít trường hợp ly hôn.”

Làng dệt Phũm Soài nổi tiếng vì còn cất giữ nhiều “độc chiêu”  truyền thống như phải dùng tơ chín, nhuộm không cần hóa chất mà dùng vỏ trái mặc nưa... hay việc áp dụng kỹ thuật truyền thống trong dệt hoa mây, lồng đèn, vân, lãnh, bông bứa...

Điều thú vị là Phũm Soài hôm nay đã biết chuyển mình làm du lịch. Với sự quan tâm khôi phục nghề truyền thống  ở xã Châu Phong và huyện Tân Châu, tất cả các khung dệt thủ công của Phũm Soài đều được cải tiến, áp dụng máy móc vào sản xuất để có năng suất cao hơn, sản phẩm làm ra tinh xảo, giảm chi phí hơn. Đến tham quan Phũm Soài, du khách chỉ cần hơn 10 phút là đã có được dải băng quấn ngang đầu trang trí rất đẹp thêu tên mình lên đó. Người nghệ nhân làng dệt đã cài sẵn 24 chữ cái trong khung, chỉ chờ “thượng đế” xướng tên để “mổ cò” là xong”.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.