Chuyện cảm động về thầy giáo “khiếm thị” nặng lòng với trẻ “bất hạnh”!

 


Lớp học “đặc biệt” ở mái ấm Hướng Dương của thầy giáo khiếm thị Đặng Ngọc Duy (33 tuổi, số 79 đường Tiểu La, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đã thắp lên ánh sáng cho nhiều trẻ em “bất hạnh” nơi đây có được một tương lai mới...

Lớp học “đặc biệt” ở mái ấm Hướng Dương của thầy giáo khiếm thị Đặng Ngọc Duy (33 tuổi, số 79 đường Tiểu La, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đã thắp lên ánh sáng cho nhiều trẻ em “bất hạnh” nơi đây có được một tương lai mới...

Cứ mỗi giờ giải lao, thầy giáo Duy cùng các em nhỏ khuyết tật này xum vầy bên nhau, rồi cùng nhau đàn hát vui vẻ trong mái ấm. Nhiều người bảo rằng đó là cách thầy Duy tạo thêm niềm vui, tinh thần cho các em vượt qua nỗi đau của mình. 

Tai nạn bất ngờ thuở 13

Nghe câu chuyện của thầy Đặng Ngọc Duy bấy lâu nay, mãi đến hôm nay, chúng tôi mới tận mắt chứng kiến và hiểu được hoàn cảnh của thầy giáo khiếm thị này. 

Nhường lại lớp học cho các cô giáo, thầy Duy tiếp chúng tôi tại phòng làm việc của mình. 

Thầy Duy kể: “Năm tôi mới 13 tuổi (học lớp 6), trong một lần đi học về có nhặt được một “kíp nổ”, vừa lượm lên thì “kíp” phát nổ, rồi bất tĩnh. Lúc tĩnh dậy thấy mình nằm trong bệnh viện. Hậu quả, hai mắt của tôi băng bó, còn tay trái thì mất hết 4 ngón.  

Các học trò khuyết tật bên thầy khiếm thị Duy tại cơ sở mái ấm Hướng Dương.
Các học trò khuyết tật bên thầy khiếm thị Duy tại cơ sở mái ấm Hướng Dương.
Đau đớn nhất, từ “chiến lợi thẩm” nhặt được đó khiến tôi phải sống trong sợ hãi, sống trong bóng tối cả cuộc đời còn lại”. 

Không chùn bước trước số phận, Duy cần mẫn, mò mẫm từng chữ Braille, đau buốt với những ngón tay không lành lặn và toát mồ hôi đánh vật với kiến thức của những người khiếm thị. 

Thấy con ngày đêm mò mẫm, “vật lộn” với chữ Braille tự mình sáng chế bằng những thanh tre, ba mẹ Duy không kìm được nước mắt. 

Đến năm 1992, nghe ở Đà Nẵng mở trường dành cho người khuyết tật, ba mẹ Duy lặn lội đưa con ra học. 

Sau gần 5 năm được học chữ ở ngôi trường dành cho người khuyết tật, Duy học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân - “phải học mới thành người”. 

Đến năm 1997, Duy khăn gói trở về lại Tam Kỳ bắt đầu học lại lớp 7 của trường Nguyễn Huệ (Tam Kỳ, Quảng Nam). 

Năm 2002, Duy rời cấp 3 về nhà tự mình mày mò ôn luyện để nuôi ước mơ trở thành một thầy giáo sau này giúp ích cho đời. 

Đến năm 2005, ước mơ đã đến với Duy, Duy đỗ Cao đẳng với chuyên ngành sư phạm Ngữ Văn của trường ĐH Quảng Nam. 

Năm 2008, tốt nghiệp Cao đẳng, Duy ở nhà cặm cuội cho đề án xây dựng lớp học mái ấm dành cho người khiếm thị đầu tiên ở Quảng Nam. 

Duy cho biết: “Khi còn là sinh viên, trong trái tim tôi đã có một ước mơ rất chân thành - ước mơ không cho những trẻ em khuyết tật. Hơn ai hết, chính tôi đã thấm thía sự khát khao được học chữ, khát khao được hòa nhập cộng đồng và cả sự tủi thân bởi những khiếm khuyết hình thể của một người khuyết tật”. 

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong một lần làm việc ở tỉnh Quảng Nam và ủng hộ cho mái ấm của thầy giáo Duy - Ảnh: Ngọc Hải.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một lần làm việc ở Quảng Nam và ủng hộ cho mái ấm của thầy giáo Duy - Ảnh: Ngọc Hải.
Tình thương của thầy danh cho trò bất hạnh

 Mái ấm Hướng Dương được thuê lại từ căn nhà cũ ở số 79 đường Tiểu La, TP Tam Kỳ do Duy làm chủ. 

Bao nhiêu tiền chắt chiu, vay mượn bạn bè Duy dồn hết cho mái ấm. Tất tần tật mọi thứ ở đây đều do bàn tay “không lành lặn” của Duy sắp xếp. Thuê cô giáo, thuê chị nuôi các trẻ, vật dụng trong mái ấm đều được Duy chở từ nhà ba mẹ ruột lên. 

Hiện ở lớp học tình thương của Duy có gần 20 em học sinh, tất cả các em đều có mỗi hoàn cảnh, mỗi khiếm khuyết khác nhau như: thiểu năng trí tuệ, thiểu năng hành động, khiếm thính, khiếm thị và tất cả đều chung nỗi đau tật nguyền. 

Sinh hoạt trong mái ấm Hướng Dương, các em được học hành, nuôi dưỡng, chăm sóc trong tình yêu thương chân thành, ấm áp. Các em được học chữ, học hát, được chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ... 

Nghị lực phi thường và tấm lòng nhân ái cùng một khát vọng sống “không bao giờ tắt” của thầy giáo khiếm thị Đặng Ngọc Duy, hơn 20 năm sống trong bóng tối như một viên ngọc quý sáng ngời để che chở cho các em khuyết tật. 

Mong muốn lớn nhất của thầy và trò mái ấm Hướng Dương lúc này là, làm sao có một mái ấm hoàn thiện, kiên cố hơn, chứ không phải đi thuê mướn như hiện nay. 

Chia tay lớp học đặc biệt của thầy giáo Duy, chúng tôi mong sao “ước mơ nhỏ nhoi” của họ sẽ sớm thành hiện thực…

Trương Gia Hân

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?