Chương trình 'Dáng đứng Việt Nam': Lắng đọng nghĩa tình người lính Thành cổ

Rất đông cựu chiến binh khắp cả nước đến theo dõi chương trình tại điểm cầu Quảng Trị
Rất đông cựu chiến binh khắp cả nước đến theo dõi chương trình tại điểm cầu Quảng Trị
(PLO) - Tối 26/7, tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị hàng ngàn người dân cũng như các cựu chiến binh từ nhiều tỉnh thành trên tổ quốc, từng tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 đã đến theo dõi chương trình cầu truyền hình trực tiếp với chủ đề "Dáng đứng Việt Nam", nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017).

Đây là một trong 4 địa điểm được chọn tổ chức cầu truyền hình trực tiếp, gồm: Khu di tích lịch sử quốc gia 27/7 (tỉnh Thái Nguyên), Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ Bắc Sơn (TP Hà Nội), Di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) và Đền tưởng niệm Liệt sỹ Bến Dược (TP Hồ Chí Minh).

Các đại biểu về tham dự đêm lễ

Các đại biểu về tham dự đêm lễ

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đến dự lễ kỷ niệm và dâng hương tri ân tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại điểm cầu này.

Chương trình "Dáng đứng Việt Nam” được xây dựng dựa trên ý tưởng từ những câu thơ ngợi ca khí phách oai hùng của các chiến sĩ Giải phóng quân đã không ngại hiểm nguy, gian khó, quyết hy sinh vì nền độc lập, tự do cho đất nước của nhà thơ, liệt sỹ Lê Anh Xuân: 

"Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ..."

Một tiết mục nghệ thuật tại điểm cầu Quảng Trị

Một tiết mục nghệ thuật tại điểm cầu Quảng Trị

Ngày ấy, những người lính Thành cổ năm xưa đã rời trường đại học, gác bút nghiên khi tuổi đời mới mười tám, đôi mươi lên đường vào nơi mặt trận khốc liệt Quảng Trị chiến đấu, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. 

Trong 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 19/6/1972), Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328 nghìn tấn bom đạn. Trung bình, mỗi chiến sỹ phải hứng chịu 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. 


Dưới làn mưa bom bão đạn, hàng ngàn chiến sỹ đã anh dũng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, quyết tử cho tổ quốc sinh. Và rồi, rất đông trong số ấy đã hy sinh khi hình hài không còn nguyên vẹn nữa, máu và xương thịt của các chiến sỹ đã hòa vào lòng đất, vào dòng sông Thạch Hãn huyền thoại. 

Hôm nay, sau 45 năm những cựu sinh viên Hà Nội năm xưa đã cùng trở lại đứng dưới Đài chứng tích sinh viên - chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị, cùng nhau ôn lại những ký ức, câu chuyện về ngày đầu nhập ngũ, những khó khăn, nỗi nhớ nhà da diết khi tham gia chiến đấu tại nơi đất khách...

Các cựu chiến binh, cùng hàng trăm người dân và các em học sinh tham dự lễ thả đèn hoa đăng trên sông Thạch Hãn

Các cựu chiến binh, cùng hàng trăm người dân và các em học sinh tham dự lễ thả đèn hoa đăng trên sông Thạch Hãn

Qua các thước phim, tư liệu và phóng sự "81 ngày đêm - khúc tráng ca Thành cổ", "Những trang nhật ký và một thế hệ mãi mãi tuổi 20", "Những món nợ của người lính già" và câu chuyện về những người chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị... đã phần nào tái hiện chặng đường vẻ vang của dân tộc, hồi tưởng về những ký ức cách mạng hào hùng diễn ra trên Vùng đất lửa. Qua đó, khán giả hiểu thêm những mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra tại mảnh đất này. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử dân tộc, góp phần bồi đắp niềm tự hào và lòng yêu nước.

Có mặt tại chương trình, nữ cựu chiến binh Nguyễn Thị Nhâm (SN 1952, trú tại huyện An Dương, TP Hải Phòng) không khỏi bồi hồi xúc động. Cách đây 45 năm trước, khi vừa tròn đôi mươi, bà tạm gác con đường học tập, xung phong vào Quảng Trị tham gia kháng chiến và không may bị thương ở đầu.

Trong cuộc chiến ác liệt, hiểm nguy luôn rình rập, vết thương hay tái phát đau nhức nhưng nữ chiến binh ấy vẫn kiên trung, quyết tâm bảo vệ Thành cổ đến cùng. Và rồi cũng tại nơi chiến trường khốc liệt ấy, bà đã gặp người bạn đời của mình - một chiến sỹ Thành cổ quê ở Cần Thơ. Hôm nay cả hai vợ chồng bà từ Hải Phòng cùng nhau trở về thăm lại chiến trường cũ.

"Tối nay được gặp lại đồng đội cũ, được ôn lại chuyện xưa khiến ai nấy đều bồi hồi xúc cảm. Chương trình như đưa chúng tôi sống lại những năm tháng oai hùng ấy. Mỗi khi có điều kiện tôi đều quay lại mảnh đất Quảng Trị để thắp nén nhang tưởng niệm những người bạn đã nằm lại trên mảnh đất này" - bà Nhâm nói.

Cũng trong chương trình, đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các cựu chiến binh và người dân khắp mọi miền đất nước đã tổ chức thắp nến tri ân, thả hoa và đèn hoa đăng trên dòng sông Thạch Hãn huyền thoại.

Tin cùng chuyên mục

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Đọc thêm

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.