Chung sức vì miền đất đỏ Bình Dương

Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Dương tham gia triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68 và Nghị quyết số 23.
Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Dương tham gia triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68 và Nghị quyết số 23.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bình Dương từ vùng chiến khu xưa nay đã trở thành địa phương có vị thế vững vàng hàng đầu trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, đạt mức chuẩn nghèo về thu nhập cao hơn chuẩn nghèo quốc gia gấp 1,7 lần, không còn tỷ lệ hộ dân tái nghèo.

Trong kết quả chung đó, có nỗ lực của Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Dương với những cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Võ Văn Đức - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Bình Dương - cho hay, điểm thuận lợi lớn nhất trong giai đoạn này là Đảng bộ, chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm lớn cho công tác giảm nghèo, quyết liệt chỉ đạo việc tập trung các nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách thông qua NHCSXH.

Minh chứng hiện rõ đến 30/6/2021, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH Bình Dương đạt 3.852 tỷ đồng, tăng 478 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó nguồn vốn của địa phương ủy thác chiếm tỷ trọng đến 49% (1.867 tỷ đồng).

Có được sự tăng nhanh, đạt cao về nguồn vốn ngân sách trong công tác tập trung huy động nguồn lực lớn đó phải kể đến các cấp ủy chính quyền, đoàn thể ở tỉnh Bình Dương đã quán triệt sâu sắc, đầy đủ nội dung Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và chỉ đạo sâu sát việc tập trung mọi nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối quản lý là NHCSXH.

Hàng năm, UBND từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố trực thuộc đều cân đối nguồn vốn ngân sách, bổ sung, nâng nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn.

Nguồn quỹ của các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp cũng bàn giao sang NHCSXH quản lý để cho vay các đối tượng chính sách đặc thù tại địa bàn. Mới đây, UBND tỉnh, UBND các thành phố, huyện Phú Giáo, Thủ Dầu Một, Thuận An… còn trích vốn địa phương ủy thác bổ sung để cho vay kịp thời các đối tượng chính sách phục hồi sản xuất, khắc phục khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Hết thảy nguồn vốn lớn được Trung ương cấp, của địa phương ủy thác… đã được đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng chính sách cùng những cán bộ chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác đã chung sức, đồng lòng chuyển tải về khắp địa bàn, đến tại 91 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn để cho vay trực tiếp từng hộ nghèo, từng đối tượng chính sách.

Mạng lưới 1.614 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) được củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động đang làm “cầu nối” vững bền của NHCSXH, cùng kề vai sát cánh với cán bộ tín dụng thực hiện phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, làm cho đồng vốn chính sách về tận vùng khó khăn, đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Gần 20 năm qua, ngay cả giữa mùa dịch bệnh Covid-19 bùng phát lan rộng, nguồn vốn chính sách vẫn được khơi thông, chảy đều khắp vùng đất đỏ Bình Dương. NHCSXH nơi đây vẫn luôn kiên nhẫn, chủ động trong việc huy động nguồn vốn, thực hiện phương châm “giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã”; tăng cường biện pháp ứng phó trước những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh và tích cực giúp người dân vay vốn thuận lợi để khôi phục, phát triển sản xuất.

Từ nông thôn đến thành thị ở tỉnh Bình Dương, người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, có đủ điều kiện đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách. Không người nghèo nào bị quên lãng, bị bỏ lại phía sau.

Đơn cử, gia đình bà Phạm Thị Oanh ngụ ở xã Tân Bình (huyện Tân Uyên, Bình Dương) nhờ đồng vốn chính sách đã “đổi vận” cuộc đời. Bà đã sử dụng 86 triệu đồng vay của NHCSXH huyện Tân Uyên nuôi bò sinh sản, chăm sóc vườn hồ tiêu, cất được cả căn nhà mới ấm cúng để an cư lập nghiệp.

Ở TP Thủ Dầu Một, chị Đỗ Ngọc Quế Trân (phường Tương Bình Hiệp) là một trong những hộ khó khăn kể từ khi có dịch bệnh Covid-19 xảy ra. Đầu năm 2021, thông qua Hội Phụ nữ phường, chị Trân được vay 100 triệu đồng từ NHCSXH làm vốn đầu tư phát triển cơ sở đóng thùng carton. Đến nay, gia đình chị đã giải quyết được công ăn việc làm cho 4 người trong gia đình và mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu nhập ổn định.

Cùng với đó, NHCSXH Bình Dương là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, đã chung tay chia sẻ cùng địa phương và cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Với tinh thần “tương thân, tương ái”, cán bộ, công nhân viên, người lao động trong NHCSXH đã góp công sức tiền của xây nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, nhà tình thương cho hộ nghèo, trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà cho thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Chỉ vài ba tháng nữa, NHCSXH Bình Dương bước sang năm thứ 20 xây dựng và phát triển. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, cùng tỉnh Bình Dương phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều mới của địa phương còn dưới 2,5%, NHCSXH với sự bền bỉ trọn vẹn đồng hành với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, sẽ tiếp tục tham gia tích cực, làm công cụ đắc lực trong cuộc hành trình vì công bằng, an sinh xã hội. Đó là phương châm hành động của những người làm tín dụng chính sách cả nước nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.