Chuẩn hóa nhân lực y và những tiếng thở dài

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Ngừng tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng hệ trung cấp y dược, kỹ thuật viên y học là nội dung chính của Thông tư liên tịch vừa được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ xem xét thông qua. Đó cũng là vấn đề thời sự nóng hổi được rất nhiều người dân quan tâm, với không ít tiếng thở dài xen lẫn giọt nước mắt ngỡ ngàng và tiếc nuối…

“Xóa sổ” hoàn toàn hệ trung cấp trong ngành Y tế

Bộ Y tế cho hay, theo lộ trình, từ năm 2018 sẽ ngừng tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp y dược, kỹ thuật viên y học. Từ năm 2021, các cơ sở y tế trên toàn quốc sẽ ngừng tiếp nhận các chức danh điều dưỡng, kỹ thuật viên y học, dược sỹ, nữ hộ sinh, hộ lý… trung cấp. Như vậy, đến năm 2015 chức danh cán bộ hệ trung cấp sẽ bị “xóa sổ” hoàn toàn trong ngành Y tế…

Lý giải cho vấn đề này, ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho hay, thời gian gần đây các trường y- dược đào tạo ồ ạt hệ trung cấp y dược dẫn tới tình trạng các học viên sau khi tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm chiếm tỷ lệ rất cao. Chính vì lẽ đó, cần thiết phải có sự tính toán và  điều phối đối với nhóm nhân lực này.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng cho rằng, mục đích cao nhất của công tác giáo dục đào tạo là chất lượng nguồn nhân lực sau này. Cụ thể là, nguồn chất xám đó có đáp ứng với nhu cầu thực tế của công việc hay không. Với ngành Y tế, yêu cầu này càng đòi hỏi cao hơn rất nhiều vì nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác đào đạo ngành Y Dược của chúng ta hiện nay đang có vấn đề. Chính bởi thế, việc nâng cao trình độ công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Y tế là một yêu cầu bức thiết. 

Hơn nữa, theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, đây là một trong những bước đi nhằm hội nhập về trình độ nhân lực y khoa giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng như thế giới. Hiện nay, lãnh đạo Bộ chủ quản cho biết, các vị trí kể trên trong ngành Y tế nhiều nước ASEAN đã đạt trình độ học vấn thấp nhất là cao đẳng, chưa kể ở Thái Lan hầu hết các điều dưỡng đã đạt trình độ đại học trở lên.

Mặt khác, theo ông Tiến, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhu cầu xã hội ngày càng cao, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên y tế cũng phải nâng cao để phục vụ tốt cho bệnh nhân… “Khi quy định này được thực hiện sẽ không ít người băn khoăn, lo lắng; nhiều cơ sở y tế sẽ phải đóng cửa… Nhưng, chúng ta không làm thế không thể hội nhập, không thể phát triển được” – Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định.

Những tiếng thở dài

Đó là quan điểm của các nhà quản lý, còn bản thân những “người trong cuộc” thì không khỏi “sốc” trước chủ trương này. Để phục vụ công việc cũng như bắt kịp với thời cuộc, anh Nguyễn Quang Hưng – nhân viên phòng y tế của một quận nội thành của Thủ đô vội vàng đi dò hỏi để theo học một lớp dược sỹ cao đẳng vì theo anh, “không học thì không thể ngóc đầu lên được”.

Còn chị Lê Thu Hằng thì thở dài ngao ngán vì cái bằng dược trung cấp của chị ở khu vực nội thành vốn đã chả biết làm gì, giờ càng trở nên vô nghĩa khi trình độ trung cấp y dược không được công nhận…

Chia sẻ với báo giới về nỗi băn khoăn này, bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho rằng, việc chuẩn hóa nhân lực y tế là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, tình hình thực tế tại nhiều bệnh viện cho thấy đây là việc cực kỳ khó khăn.

Theo bác sỹ Châu, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, hiện có tới 70% nhân viên điều dưỡng hệ trung cấp. Kế hoạch đào tạo trong 7 năm tới của bệnh viện là phải chuẩn hóa toàn bộ số nhân viên này lên trình độ đại học, cao đẳng, mỗi nhân viên trung cấp cần đến 4 năm theo học tại các trường, lúc ấy ai sẽ thay thế cho họ đi học?. Trường hợp bệnh viện muốn tuyển điều dưỡng có trình độ đại học, cao đẳng trở lên cũng rất khó khăn do số lượng người đạt trình độ này không phải là nhiều.

Rất nhiều lãnh đạo các cơ sở đào tạo cũng như bệnh viện và bản thân các học viên có chung nỗi băn khoăn kể trên. Bởi thực tế cho thấy, đa số các cơ sở y tế trong cả nước, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, cán bộ y tế thôn bản còn thiếu nói chi đến đội ngũ cán bộ y dược hệ trung cấp, cao đẳng, trình độ đại học trở lên càng là niềm mơ ước xa vời. Cũng vì thực tế này, không chỉ người dân mà hầu hết cán bộ trong ngành cho rằng cần phải có một lộ trình thích hợp cho việc làm này, thậm chí làm dần từng bước một chứ không nên ào ạt và triển khai một cách đồng loạt, đại trà như vậy. 

Cụ thể, theo bác sỹ Trịnh Văn Hiệp, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe Trung ương, dựa trên nhu cầu đào tạo và thực tế của từng địa phương sẽ đào tạo và bố trí nhân lực. Địa phương nào cần những người thợ chuyên nghiệp, lành nghề thì vẫn phải đào tạo, nơi nào thừa rồi thì dừng lại và tăng cường đào tạo chuyên sâu. Nếu không chúng ta sẽ rơi vào tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.