Chuẩn bị phương án khôi phục hoạt động vận tải hành khách

Lái tàu và nhân viên phục vụ trên tàu phải tiêm 2 mũi vaccine trong đó mũi 1 ít nhất 14 ngày.
Lái tàu và nhân viên phục vụ trên tàu phải tiêm 2 mũi vaccine trong đó mũi 1 ít nhất 14 ngày.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Giao thông Vận tải đang khẩn trương lên phương án vận tải hành khách trong bối cảnh nhiều địa phương đã nới lỏng các biện pháp chống dịch.

Không quy định điều kiện tiêm vaccine đối với hành khách

Tuần trước, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản gửi các Bộ, ngành và các địa phương về góp ý Dự thảo Kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách cả 5 lĩnh vực. Đến 12h ngày 24/9/2021, Bộ GTVT đã nhận được 17 ý kiến góp ý của 1 Hiệp hội và 15 địa phương.

Ngay sau đó, Bộ GTVT đã tổ chức tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo (lần 2) và chính thức có văn bản đề nghị Bộ Y tế có ý kiến. Theo Chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 78 và tình hình thực tế thì căn cứ quan trọng nhất để ban hành Kế hoạch là các quy định và quy trình, thủ tục kiểm soát y tế đối với người tham gia giao thông.

Nội dung chính của Dự thảo lần 2 này quy định, các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16 không tổ chức hoạt động vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cư trú tại đây (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép). Tuy nhiên, các sân bay, nhà ga đường sắt được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương không áp dụng Chỉ thị 16.

Các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 được tổ chức vận tải hành khách theo mức độ hạn chế tỷ lệ % phương tiện kinh doanh vận tải, hành khách của từng phương thức vận tải. Các địa phương đang bình thường mới được tổ chức vận tải hành khách hoạt động bình thường.

Trong Dự thảo lần 2, Bộ GTVT đã điều chỉnh quy định với hành khách theo hướng nới lỏng hơn so với Dự thảo lần 1. Cụ thể, hành khách khi đi trên phương tiện vận tải phải thực hiện nghiêm 5K, các quy định về phòng chống dịch, khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời khai báo trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.

Trước đó, Dự thảo lần 1, Bộ GTVT đề xuất hành khách ngoài đáp ứng quy định 5K còn phải đáp ứng một trong các điều kiện như phải tiêm 2 mũi vaccine trong đó mũi 1 ít nhất 14 ngày, hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19, đồng thời có giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ...

Dự thảo lần này Bộ GTVT đề xuất, với vận tải đường bộ, cần tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 14 ngày/lần cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Ngoài ra, lái xe, nhân viên phục vụ phải đáp ứng một trong các điều kiện là tiêm 2 mũi vắc xin trong đó mũi 1 ít nhất 14 ngày; người F0 đã khỏi COVID-19...

Tần suất khai thác với xe khách tuyến cố định liên tỉnh theo 4 giai đoạn (cách nhau 10 ngày), lần lượt theo tỷ lệ không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị được phê duyệt, có giãn cách chỗ ngồi.

Tổ bay, nhân viên hàng không phải tiêm vaccine

Liên quan đến vận tải hàng không, Bộ GTVT đề xuất, người điều khiển phương tiện (tổ bay) và nhân viên hàng không khác tham gia dây chuyền phục vụ chuyến bay phải là người đã tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine phòng COVID-19 ít nhất sau 14 ngày (tính từ ngày tiêm vắc xin); có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực.

Về tần suất khai thác, giai đoạn 1, không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021. Giai đoạn 2 tần suất không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021; Giai đoạn 3 không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021; giai đoạn 4 được khai thác trở lại bình thường khi đã bước vào giai đoạn bình thường mới.

Trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không sân bay, Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.

Với đường sắt, lái tàu và nhân viên phục vụ phải đáp ứng một trong các điều kiện là tiêm 2 mũi vaccine trong đó mũi 1 ít nhất 14 ngày, người F0 đã khỏi COVID-19, có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ. Xét nghiệm COVID-19 định kỳ 14 ngày/lần.

Tần suất khai thác cũng chia 4 giai đoạn (cách nhau 10 ngày), khai thác trên từng tuyến đường sắt không vượt quá 50% biểu đồ chạy tàu trước dịch và có giãn cách chỗ trên tàu... Các quy định tương tự cũng được áp dụng với vận tải đường thủy nội địa và hàng hải.

Đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến trước trưa 27/9

Trong văn bản gửi Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch mở lại vận tải khách, Bộ GTVT đã có văn bản xin ý kiến góp ý của các bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng, Công thương, Nông nghiệp, Thông tin và truyền thông và UBND các địa phương. Để sớm có văn bản chính thức báo cáo Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế có văn bản góp ý gửi về Bộ GTVT trước trưa 27/9.

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Đà Nẵng

Hành khách bị cấm bay 1 năm vì tung tin có lựu đạn trong valy

(PLVN) -  Ngày 26/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay Đà Nẵng.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xe đầu kéo tông sập loạt nhà dân, làm 3 người tử vong

Hiện trường vụ xe đầu kéo tông sập loạt nhà dân, khiến 4 người thương vong
(PLVN) - Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương tại xã Đắk R'la (huyện Đắk Mil), Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Công an tỉnh điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Số hóa trong xử lý vi phạm giao thông: Thúc đẩy sự minh bạch, an toàn, văn minh

Công nghệ thông tin giúp công tác xử lý vi phạm giao thông trở nên thuận tiện, minh bạch hơn trước đây. (Ảnh: Cục CSGT)
(PLVN) - Hệ thống GPS, camera “phạt nguội”, ứng dụng định danh điện tử VNeID, cơ sở dữ liệu trực tuyến… dần trở thành những “cánh tay nối dài” hữu hiệu của cơ quan chức năng trong công tác xử lý vi phạm giao thông đường bộ, giúp phát hiện kịp thời vi phạm, tăng tính răn đe xã hội, khiến mỗi người tham gia giao thông phải luôn tự giác chấp hành pháp luật.

“Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”

“Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”
(PLVN) -  Ngày 25/7, tại Hà Nội sẽ diễn ra Tọa đàm “Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”. Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật (DN&PL) và Pháp luật Media (Báo Pháp luật Việt Nam) phối hợp tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc có cơ hội trao đổi, thảo luận về những vấn đề giao thông cấp bách, qua đó tìm ra biện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), nâng cao ý thức cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông.

Sạt lở đất gây tắc đường lên Sa Pa

Sạt lở đất gây tắc đường lên Sa Pa
(PLVN) - Khoảng 19h45 ngày 22/7, tại Km127+700, Quốc lộ 4D, đoạn thuộc xã Cốc San, thành phố Lào Cai xảy ra sạt lở đất đá kèm theo đổ cây từ taluy dương đã gây tắc đường và ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân.

Tai nạn liên tiếp, 2 người tử vong 2 người bị thương

Tai nạn liên tiếp, 2 người tử vong 2 người bị thương
(PLVN) - Sáng 22/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TX La Gi (Bình Thuận) cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường, hiện đang tiến hành điều tra nguyên nhân 2 vụ tai nạn giao thông khiến hai bà cháu tử vong và hai người bị thương.

Nguyên nhân cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm

Nguyên nhân cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm
(PLVN) - Theo lãnh đạo xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An, Quảng Nam), nguyên nhân vụ cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm là do cano va phải rạn đá ngầm trong lúc lùi ra vị trí neo đậu, tránh xa khu vực san hô để du khách thoải mái tắm biển, lặn ngắm san hô.