Chưa đồng tình với quyết định “khai tử” trường cấp 2,3 Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc)

Trường Hai Bà Trưng trước việc bị “xóa sổ”
Trường Hai Bà Trưng trước việc bị “xóa sổ”
(PLO) -Với bề dày thành tích 25 năm, Trường THCS&THPT Hai Bà Trưng (gọi tắt là Trường Hai Bà Trưng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là cái nôi “ươm mầm tài năng” của nhiều thế hệ học sinh. Thế nhưng, ngôi trường nhiều năm qua nằm trong tốp đầu của tỉnh Vĩnh Phúc tới đây sẽ bị “khai tử”, bỏ mặc sự hoang mang của cán bộ, giáo viên nhà trường và các bậc phụ huynh, học sinh.

Phụ huynh hoang mang

Nhiều phụ huynh có con em đang theo học hoặc vừa thi đỗ vào Trường Hai Bà Trưng cho biết, trường có chất lượng giảng dạy, học tập và có nhiều thành tích cao. Tuy nhiên, mới đây họ mới được biết, sắp tới trường sẽ bị sáp nhập vào Trường THPT Phúc Yên (thị xã Phúc Yên). 

Chị Nguyễn Thị Kim A. có con vừa thi đỗ vào lớp 10 bức xúc: “Phụ huynh chúng tôi rất hoang mang, không hiểu một ngôi trường tốt có tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học 98%, chỉ đứng sau Trường Chuyên tỉnh Vĩnh Phúc tại sao lại không giữ lại mà xóa sổ luôn”.

Chị A. cho biết thêm, trường Hai Bà Trưng đào tạo học sinh theo mô hình liên cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và học sinh được uấn nắn, dạy dỗ tốt hơn. Nhiều năm liên tục nhà trường đứng trong tốp 100 trường được xếp hạng về chất lượng giáo dục toàn diện trong cả nước. Chị Kim A. cũng khẳng định, nếu Trường Hai Bà Trưng bị sáp nhập thì chị sẽ không có con theo học tại đây nữa.

“Sở GD&ĐT có công văn cho trường tuyển sinh năm học 2017-2018, vì vậy gia đình tôi mới cho con thi vào lớp 10 của trường. Thế nhưng đến khi hàng trăm phụ huynh có đơn xin nhập học cho con thì lại có quyết định dừng tuyển sinh của Sở (ngày 26/6/2017). Khi chúng tôi lên Sở hỏi thì họ nói “để từ từ có hướng giải quyết”. Tôi thật sự không hiểu cách làm việc của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc”, chị Kim A. kiến nghị.

Trước việc bất ngờ nắm thông tin Trường Hai Bà Trưng bị sáp nhập với Trường THPT Phúc Yên, chị cũng có cùng quan điểm với chị Kim A. Chị Hà cho hay, sau khi có kiến nghị lên Trường Hai Bà Trưng thì chị và 

“Chúng tôi chỉ muốn cho con vào học ở trường này và mong muốn giữ nguyên mô hình đào tạo liên thông cấp 2, cấp 3. Một mô hình đào tạo tốt cần phải nhân lên, đằng này lại phá đi?”, chị Nguyễn Thu Hà (SN 1969, trú tại thị xã Phúc Yên) phụ huynh học sinh đặt câu hỏi.

Giám đốc Sở GD&ĐT trả lời về những lùm xùm việc sáp nhập trường
Giám đốc Sở GD&ĐT trả lời về những lùm xùm việc sáp nhập trường

Có thể thấy, thông tin Trường Hai Bà Trưng sẽ sáp nhập vào Trường THPT Phúc Yên không chỉ khiến các bậc phụ huynh, học sinh hoang mang, gây ra sự hoài nghi về việc thực hiện chủ trương một cách khiên cưỡng, nóng vội mà nhiều cán bộ, giáo viên cũng cảm thấy bất an, cùng với đó là sự tiếc nuối. 

Thầy Trần Đăng Khoa, người đã có 25 năm giảng dạy môn Lịch sử tại trường tâm sự: “Mới đây khi nghe thông tin hai trường sẽ sáp nhập và không còn Trường Hai Bà Trưng khiến tôi và các đồng nghiệp lo lắng. Trường đã có lịch sử 25 năm và đạt được nhiều thành tích, mô hình đào tạo liên cấp của trường được chính phụ huynh đánh giá cao. Chúng tôi mong các cấp lãnh đạo, ngành giáo dục xem xét và giữ lại trường như cũ”.

Cần có lộ trình, đủ điều kiện

Được biết, việc sáp nhập Trường Hai Bà Trưng và Trường THPT Phúc Yên nằm trong quá trình thực hiện việc sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường học của các bậc học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Đề án số 01-ĐA/TU ngày 30/11/2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với lĩnh vực GD&ĐT.

Sau khi nắm bắt thông tin sẽ tiến hành sáp nhập hai trường trên và địa điểm đặt tại Trường THPT Phúc Yên, nhiều bậc phụ huynh và người dân đã có đơn kiến nghị, phản ánh lên các cấp, ngành địa phương. Sau đó, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã kiểm tra, xem xét và làm việc với UBND thị xã Phúc Yên về việc giải quyết đơn thư của phụ huynh học sinh, nhân dân thị xã Phúc Yên liên quan đến Trường Hai Bà Trưng và có báo cáo UBND tỉnh (ngày 26/5/2017). 

Tuy nhiên, mới đây nhất, tại Văn bản số 4939/UBND-VX2 ngày 3/7/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho UBND thị xã Phúc Yên xây dựng Đề án thành lập trường THCS trên địa bàn phường Trưng Nhị. Đồng thời, xây dựng Phương án tiếp nhận đội ngũ giáo viên và toàn bộ cơ sở vật chất, số học sinh bậc THCS chuyển từ Trường Hai Bà Trưng về Phòng GD&ĐT thị xã Phúc Yên quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh.

Điều đáng nói, trước đó ngày 14/6/2017, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định giao chỉ tiêu phát triển giáo dục công lập năm 2017-2018, trong đó Trường Hai Bà Trưng được tuyển sinh 135 học sinh vào lớp 6. Vậy nhưng, đến ngày 26/6/2017, Sở GD&ĐT lại ban hành Công văn số 667/SGDĐT-GDTrH về việc tạm dừng tuyển sinh vào lớp 6 THCS đối với Trường Hai Bà Trưng. 

Điều này đã khiến các bậc phụ huynh và bản thân học sinh cảm thấy lo lắng vì năm học mới 2017-2018 đang cận kề. “Nếu chúng tôi được thông báo trước thì các cháu có lựa chọn trường để thi, đằng này tiến hành sáp nhập trường khi các cháu chuẩn bị vào năm học mới. Trong khi đó, đến giờ này phụ huynh chúng tôi vẫn chưa có thông tin chính thức nào”, một phụ huynh bày tỏ sự lo lắng cho tương lai con em mình.

Liên quan đến những bức xúc trên của phía phụ huynh, ông Nguyễn Minh Tuấn (Hiệu phó Trường Hai Bà Trưng) cho biết: “Đến thời điểm này, phía nhà trường vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào chính thống từ cấp trên. Đến giờ chúng tôi vẫn đang làm tốt công việc của mình, còn việc sáp nhập và chất lượng đào tạo về sau như thế nào thì hiện chúng tôi cũng không thể biết được. Cá nhân tôi thì thấy công việc dạy học rất ổn, nguyện vọng cũng muốn giữ trường như cũ”.

Trao đổi với phóng viên về những lùm xùm xung quanh việc sáp nhập 2 trường học trên địa bàn, ông Hoàng Minh Quân (Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Trong việc sáp nhập Trường Hai Bà Trưng với Trường THPT Phúc Yên thì công tác phối hợp giữa thị xã Phúc Yên và Sở chưa có.

Báo cáo của Sở thừa nhận nhiều phụ huynh kiến nghị giữ lại trường
Báo cáo của Sở thừa nhận nhiều phụ huynh kiến nghị giữ lại trường

Việc này cần sự chuẩn bị chu đáo về các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện khác và phải có lộ trình thì mới không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, từ đó người dân mới không phản ứng. Có rất nhiều đơn thư của các bậc phụ huynh và họ đã 4 lần lên Sở để phản ánh, kiến nghị”.

Lý giải việc Sở giao chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2017-2018 cho Trường Hai Bà Trưng nhưng sau đó lại có quyết đinh dừng tuyển sinh lớp 6, ông Quân cho hay, việc tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện sáp nhập hai trường không ảnh hưởng. 

“Trong văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh có nêu rõ việc tạm thời dừng tuyển sinh vào lớp 6, nên chúng tôi mới ra văn bản đó (Công văn số 667/SGDĐT-GDTrH ngày 26/6/2017). “Bây giờ chúng tôi đang chỉ đạo, phối hợp với thị xã Phúc Yên xem xét và có đề xuất báo cáo UBND tỉnh phương án tối ưu nhất sao cho vừa thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh, vừa ổn định tình hình nhân dân”, ông Quân khẳng định.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...