Chưa điều chỉnh tuổi nghỉ hưu ngành nghề đặc biệt

Dự kiến, tuổi lao động của nam sẽ tăng lên từ 60 lên 62 tuổi, còn nữ tăng lên từ 55 lên 58 hoặc 60 (ảnh minh họa)
Dự kiến, tuổi lao động của nam sẽ tăng lên từ 60 lên 62 tuổi, còn nữ tăng lên từ 55 lên 58 hoặc 60 (ảnh minh họa)
(PLO) - Trong buổi tọa đàm trực tuyến về vấn đề “Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu?” diễn ra vào sáng 28/10 tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: “Ngành nghề lao động nặng nhọc, lao động trực tiếp, lao động vùng sâu, vùng xa, lao động trong môi trường độc hại, lao động bị suy giảm khả năng trong quá trình lao động sẽ chưa bàn tới điều chỉnh. Những ngành nghề mà có điều kiện làm việc, điều kiện môi trường tốt có thể sẽ điều chỉnh một chút nhưng phải đảm bảo sức khỏe cho người lao động”. 

Vì sao phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu?

Trả lời tại buổi tọa đàm trực tuyến, ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH cho biết: “Có 5 lý do để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đó là thực tế dân số của nước ta từ năm 2007 đang bước vào thời kỳ dân số vàng có thể tận dụng lực lượng lao động trẻ, tuy nhiên từ năm 2011 nước ta lại bắt đầu rơi vào thời kỳ già hóa dân số, và theo dự báo mức độ già hóa dân số của nước ta đang diễn ra rất nhanh. Ở các nước phát triển có thể là 50 – 60 năm, nhưng ở nước ta các dự báo đang cho thấy dưới 20 năm. Do vậy, việc tăng tuổi nghỉ hưu là một chính sách nhằm tận dụng cơ hội của dân số vàng và đối mặt với thách thức của già hóa dân số".

"Thứ hai, trong quá trình phát triển, chúng ta cần phải tận dụng lực lượng lao động, ở cả lứa tuổi trẻ và lứa tuổi già. Thứ ba là vấn đề cân đối quỹ BHXH, nhất là bảo hiểm hưu trí vì qua 3 lần dự báo việc đóng và hưởng trước mắt là không cân đối, đóng thì ít mà hưởng thì nhiều. Thứ tư là hiện nay chúng ta đã tham gia Công ước Cedaw về quyền bình đẳng giới giữa nam và nữ. Thứ năm, ở các nước phát triển trên thế giới có nền dân số già, họ đã tiến hành điều chỉnh tuổi nghỉ hưu từ lâu, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập thì các cơ quan làm chính sách cũng nên nghiên cứu, đề phương án cho Quốc hội để Quốc hội cân nhắc quyết định” - ông Huân cho biết thêm

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, có 3 vấn đề mấu chốt cần phải lưu ý. Thứ nhất, phải căn cứ vào sức khỏe của người lao động. Vì so với các nước trong khu vực, tuổi thọ của Việt Nam có nâng nhưng so với các nước vẫn thấp. Thứ hai, phải căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ ba, là vấn đề thị trường lao động. 

Ông Bùi Sỹ Lợi có quan điểm: “Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu phải tính theo lộ trình. Chính phủ tính toán, cân đối, đánh giá tác động rồi đưa ra Quốc hội để xin ý kiến. Vấn đề là thời điểm điều chỉnh nghỉ hưu nâng lên là khi nào, đối tượng nào điều chỉnh trước, đối tượng nào điều chỉnh sau, lên bao nhiêu là hợp lý để chúng ta đi trước đón đầu về vấn đề già hóa dân số. Và quan trọng là nước ta phải đảm bảo làm sao cho an sinh xã hội tốt nhất. Theo tôi thấy, lâu nay chúng ta vẫn dựa quá nhiều vào ngân sách nhà nước. Bây giờ chúng ta phải cân bằng, Nhà nước là chủ đạo nhưng toàn dân phải tham gia vào hệ thống an sinh xã hội. BHXH chính là trụ cột của an sinh xã hội. Nếu ai đó nói việc nâng tuổi nghỉ hưu để chống đỡ việc mất cân bằng quỹ là không phải. Nó có tác động nhưng không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề cân bằng quỹ BHXH của ta chính là số lượng người đóng để cho số lượng người hưởng hiện đang có xu hướng giảm dần. Thứ hai, đây chính là một nguy cơ. Bản chất của vấn đề là đóng thì ít, hưởng thì nhiều, mà tuổi thọ của người lao động chúng ta được nâng lên là vấn đề hạnh phúc của dân tộc, nhưng chúng ta phải nghĩ đến  nguồn để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cho lương của người về hưu làm sao đáp ứng được nhu cầu sống của người về hưu”.

Tuổi nghỉ hưu của nam cao hơn nữ

Về phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết thêm sẽ điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của nam cao hơn và nữ cao hơn. Dự kiến, tuổi lao động của nam sẽ tăng lên từ 60 lên 62 tuổi, còn nữ tăng lên từ 55 lên 58 hoặc 60. Tuy nhiên, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng để xây dựng phương án tăng tuổi nghỉ hưu, Chính phủ cần đánh giá được các tác động kinh tế. Khi tăng tuổi nghỉ hưu thì thị trường lao động sẽ như thế nào, nó có khắc phục được vấn đề lao động chuyên môn kỹ thuật cao mà nghỉ hưu sớm, vừa tạo được cơ hội cho lao động trẻ có chuyên môn kỹ thuật.

Ông Lợi khẳng định ngành nghề lao động nặng nhọc, lao động trực tiếp, lao động vùng sâu, vùng xa, lao động trong môi trường độc hại, lao động bị suy giảm khả năng lao động trong quá trình lao động sẽ chưa bàn tới điều chỉnh. Những ngành nghề mà có điều kiện làm việc, điều kiện môi trường tốt có thể sẽ điều chỉnh một chút nhưng phải đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Và khi tính toán tuyệt đối phải lưu ý hai vấn đề. Đó là không nên để xảy ra tình trạng “chảy” chất xám và lãng phí nguồn lực lao động chất lượng cao và nguồn lực lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo được năng suất xã hội cao hơn. Lưu ý tiếp theo là đừng bỏ đi lực lượng lao động sung sức trẻ tuổi được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật mà chúng ta rất cần. 

“Bản thân tôi rất ủng hộ phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, nhưng cũng rất băn khoăn về việc 6 tháng đầu năm vẫn 191 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường chưa có việc làm. Đây là vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là vấn đề xã hội. Tuổi thọ bình quân của ta đạt 73 tuổi nhưng rõ ràng chất lượng cuộc sống của chúng ta chưa đáp ứng được. Chúng ta điều chỉnh tiền lương cơ sở cho người đang làm việc thì chúng ta cũng phải điều chỉnh lương hưu cho người đã nghỉ hưu, điều chỉnh trợ cấp ưu đãi cho người có công có cách mạng” – ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Đọc thêm

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.