Chính phủ yêu cầu giải trình việc góp vốn thành lập SkyViet

(PLO) - Những vướng mắc về pháp lý và dấu hiệu thất thoát tài sản của Nhà nước xung quanh việc thành lập Công ty cổ phần Hàng không SkyViet, Báo Pháp luật Việt Nam đã có 1 loạt bài phản ánh.

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT kiểm tra, làm rõ việc thành lập và đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (GPKD) vận chuyển hàng không và GPKD hàng không chung cho SkyViet.

Trước đó, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng có văn bản truyền đạt đề nghị của Văn phòng T.Ư Đảng, yêu cầu Bộ này kiểm tra, làm rõ phản ảnh của báo chí về dấu hiệu cố ý làm trái quy định trong việc thành lập SkyViet.

Với sự quyết liệt, nghiêm minh của Chính phủ, thương vụ nghi thất thoát tài sản nhà nước, những dấu hiệu làm trái pháp luật khi tái cơ cấu Vasco, chuyển đổi thành SkyViet đang dần lộ sáng.

8 điểm bất thường cần làm sáng tỏ

Việc thực hiện tái cơ cấu Công ty bay dịch vụ (VASCO) và dùng vốn nhà nước để góp vốn thành lập Công ty CP hàng không SkyViet phải theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Điều lệ tổ chức và hoạt động, Đề án tái cơ cấu, Phương án cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Vietnam Airlines (VNA); theo đó, Chính phủ không quy định việc chuyển VASCO thành Cty cổ phần và VNA góp trên 50% vốn điều lệ.

Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan báo cáo những dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc thành lập Cty CP Hàng không SkyViet mà Báo PLVN phản ánh
Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan báo cáo những dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc thành lập Cty CP Hàng không SkyViet mà Báo PLVN phản ánh

Thế nhưng, bất chấp các quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Vietnam Airlines vẫn tiến hành tái cơ cấu Vasco, thành lập SkyViet. Việc này đã tạo dư luận hồ nghi có dấu hiệu lợi ích nhóm, gây thất thoát vốn nhà.

Tại Công văn số 5823/VPCP-KTN ngày 14/7/2016 và số 5215/VPCP-V.I ngày 27/6/2016, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT báo cáo, giải trình sự việc này trước ngày 31/8/2016, 8 điểm cần được làm rõ liên quan đến các khía cạnh pháp lý của việc góp vốn thành lập SkyViet là:

Thứ nhất: Việc thực hiện Quy hoạch phát triển GTVT hàng không đến 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về: Phát triển Công ty bay dịch vụ (VASCO) theo hướng Cty cổ phần kết hợp giữa cung cấp các dịch vụ bay phục vụ kinh tế quốc dân, chuyển phát nhanh, chở hàng đường ngắn với phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa thường lệ.

Phát triển Tổng công ty bay dịch vụ (SFC) chủ đạo bay phục vụ dầu khí, mở rộng ra thị trường nước ngoài, đồng thời phát triển bay phục vụ kinh tế quốc dân, du lịch, bay HK chung.

Thứ hai, lý do không thực hiện Kế hoạch phát triển đội tàu bay đến năm 2020 và các dự án mua tàu bay, Dự án phát triển đội tàu bay của Vietnam Airlines (VNA) và Cty CP cho thuê máy bay VN tại các Công văn số: 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007 và 1567/TTg-KTN ngày 22/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về:

Xây dựng đề án thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại VASCO với sự tham gia của VALC, Ngân hàng Đầu tư, Phát triển VN và các cổ đông khác? Thuê tư vấn định giá VASCO như một doanh nghiệp thông thường và chỉ định VietAir (sau khi được thành lập) mua lại VASCO theo giá trị đã được tổ chức tư vấn độc lập xác định? 

Thứ ba, các căn cứ pháp lý trong việc góp vốn thành lập SkyViet, phương pháp xác định giá trị tài sản góp vốn để không làm thiệt hại lợi ích của VNA; bảo đảm phù hợp với phương pháp đã sử dụng để xác định tài sản tương tự khi cổ phần hóa VNA.

Thứ tư, lý do Bộ GTVT không thực hiện theo Điều 24 và 25 Nghị định 99/2012/NĐ-CP (15/11/2012) về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. 

Thứ năm, tại sao phải thay đổi tên doanh nghiệp này từ VASCO thành SkyViet (tại Công văn số 3489/BGTVT-QLDN, Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng về kết quả tái cơ cấu VNA, trong đó có việc thành lập Cty cổ phần, với tên gọi dự kiến là Cty CP Hàng không VASCO; tuy nhiên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0313687528 (do Sở KH&ĐT Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 10/03/2016) thì tên là Cty CP Hàng không SkyViet.

Thứ sáu, làm rõ phương án khai thác, bảo dưỡng, nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng, nguồn nhân lực đảm bảo khai thác, bảo dưỡng tàu bay và nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay trong Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 về kinh doanh vận chuyển HK và hoạt động HK chung. 

Thứ bảy, làm rõ thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá tại Chứng thư số 1202/CT-VVFC/BAN3 (01/2016) theo đúng quy định của pháp luật.

Và điểm thứ 8 không kém phần quan trọng, đó là Bộ GTVT phải tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến 2020 và định hướng 2030 theo quy định tại điểm 2 mục 11 khoản II  Điều 1 Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Không để thất thoát tài sản nhà nước, tạo tiền lệ xấu cho môi trường kinh doanh

Hiện nay, vốn nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP là 95%, do vậy việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của VNA trước khi chuyển đổi phải triệt để tuân thủ các quy định hiện hành nêu trên là tất yếu và có tính nguyên tắc.

Cần nói thêm rằng, tại các Phụ lục I và II Quyết định phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNA số 586/QĐ-TTg ngày 20/4/2011, Chính phủ đã quyết định: VASCO là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc (không trong danh sách các Cty con, Cty cổ phần, Cty liên kết của VNA).

Tại Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của VNA, Chính phủ đã quy định: VASCO không trong danh sách 5 Cty được thực hiện cổ phần hóa, VNA phải báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu VASCO và đề xuất Phương án sắp xếp lại; trình Chính phủ trong qúi IV năm 2011 (Công văn 2129/TTg-ĐMDN ngày 15/11/2011).

Tại điểm 1 mục 1 khoản II, điểm c và d mục 4 khoản II và điểm h mục 4 khoản III Điều1 Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu VNA giai đoạn 2012-2015 số 172/QĐ-TTg ngày 16/01/2013, Chính phủ đã quyết định: VASCO là 1 trong 9 đơn vị phụ thuộc Cty mẹ - VNA (không trong danh sách: 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, 2 doanh nghiệp được chuyển thành Cty cổ phần và 5 Cty được xây dựng Đề án góp vốn lập doanh nghiệp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định).

Tại Phụ lục I và II Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNA số 183/NĐ-CP ngày 15/11/2013, Chính phủ đã khẳng định: VASCO  là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc (không trong danh sách các Cty con, Cty cổ phần, Cty liên kết của VNA).

Tại mục 2 khoản 2, khoản 3, khoản 6 Điều 1 và khoản 4 Điều 2 Quyết định Phê duyệt phương án cổ phần hóa VNA số 1611/QĐ-TTg ngày 10/9/2014, Chính phủ đã quyết định: 

+ VNA JSC kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của VNA trước khi chuyển đổi, giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ; 

+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại VNA JSC là Bộ GTVT;

+ Hội đồng thành viên VNA chịu trách nhiệm quản lý VNA cho đến khi bàn giao toàn bộ tài sản, tiền vốn, đất đai và lao động cho VNA JSC.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.