Chi sai tiền xã hội hóa, thừa tiền ăn tại trường mầm non 'trẻ ăn miến luộc'

Trường mầm non xã Thạch Ngàn nơi xảy ra vụ việc.
Trường mầm non xã Thạch Ngàn nơi xảy ra vụ việc.
(PLO) - Đoàn kiểm tra UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) vừa có kết quả xác minh phát hiện nhiều sai phạm xảy ra tại Trường mầm non Thạch Ngàn (Con Cuông), nơi từng xôn xao vụ "trẻ ăn miến luộc".

Theo kết quả xác minh, Trường Mầm non Thạch Ngàn chưa niêm yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động xã hội hóa cũng như kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí.

Cụ thể, trong năm học 2015 – 2016, trường này không nạp vào tài khoản tiền gửi tại kho bạc số tiền hơn 60 triệu đồng và quản lý sử dụng không đúng với quy định chế độ tài chính kế toán về chứng từ, hạch toán, quyết toán. Năm học 2016 – 2017, mỗi học sinh ở điểm trường trung tâm phải đóng 585.000 đồng. Trong đó gồm 90.000 đồng tiền nước và 495.000 đồng tiền cô nuôi nhưng không sử dụng hết còn thừa hơn 76 triệu đồng.

Sau khi Phòng GD&ĐT huyện có ý kiến nhà trường đã trả lại cho phụ huynh hơn 16 triệu đồng tiền điện tại các điểm lẻ trong tổng số tiền còn dư. Còn lại hơn 60 triệu đồng, theo kết quả xác minh cho rằng, đã bị nhà trường chi sai mục đích vì chưa thông qua Hội phụ huynh. 

Ngoài ra, nhà trường thu tiền vượt nhiều so với chi thực tế cũng là sai nguyên tắc thu đủ bù chi tại công văn do Sở GD&ĐT Nghệ An ban hành. Riêng nội dung phụ huynh tố cáo nhà trường bớt xén khẩu phần ăn của học sinh vì mỗi ngày trường thu được khoảng 2,8 triệu đồng tiền ăn nhưng chỉ mua thực phẩm hết một nửa, kết quả xác minh cho rằng nội dung tố cáo này sai.

Theo kết quả xác minh thì nguyên đơn phản ánh chỉ dựa trên cơ sở với số liệu của một nhà cung cấp thực phẩm, trong khi đó nhà trường có ký mua thực phẩm của 4 cá nhân cá. Kết quả cũng xác định được Trường Mầm non Thạch Ngàn lấy thực phẩm ngoài của 4 cá nhân khác không có chứng nhận an toàn thực phẩm là sai quy định về an toàn thực phẩm trong tổ chức bán trú. Trong khi đó, số tiền ăn của bốn năm học còn dư thừa hơn 5,2 triệu đồng….

Trước mắt, UBND huyện Con Cuông giao bà Lê Thị Hạnh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Ngàn nộp vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước số tiền xã hội hóa hơn 60 triệu đồng thu được trong năm học 2015 – 2016. 

Ngoài ra, số tiền xã hội hóa trong năm học 2016 – 2017 còn dư gần 30 triệu đồng phải chuyển cho năm học 2017 – 2018. Bên cạnh đó, huyện Con Cuông cũng yêu cầu nhà trường trả lại cho phụ huynh số tiền hơn 76 triệu đồng vì thu chi sai mục đích….

Trước đó, tháng 11/2017, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh của một phụ huynh chụp tại Trường Mầm non Thạch Ngàn cho rằng, trẻ "ăn miến luộc", qua xác minh thì được biết đó là bữa ăn phụ. Trong bữa trưa nhà trường đã cho các cháu đã ăn cơm có thịt, bữa phụ buổi chiều thì dùng xương hầm nước luộc miến. Được biết, phần lớn học sinh tại đây là con em đồng bào thiểu số, trong đó có nhiều em thuộc tộc người Đan Lai.

Theo lãnh đạo huyện Con Cuông, sẽ có hình thức kỷ luật đối với những cá nhân có sai phạm liên quan.

Đọc thêm

Nỗ lực để tất cả học sinh đến trường vào đầu tuần tới

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra nguồn nước sạch tại Trường THCS Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. (Nguồn: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc cùng Đoàn công tác Bộ GD&ĐT vừa tới thăm các thầy, cô giáo, các em học sinh Trường Mầm non Hiền Lương, Trường Tiểu học Động Lâm và Trường THCS Hiền Lương, thuộc huyện Hạ Hòa - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 3 của tỉnh Phú Thọ.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.