Chỉ đạo khẩn về ứng phó lũ ở miền Trung, Tây Nguyên

Ảnh minh họa từ Internet.
Ảnh minh họa từ Internet.

Các cấp, ngành chức năng tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận và Tây Nguyên cần kiểm tra, rà soát khu vực trũng thấp, có nguy cơ ngập lụt, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và các địa bàn thường xuyên bị lũ chia cắt, chủ động triển khai phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn về người và tài sản...

Theo bản tin lúc 9h30 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lũ trên sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và khu vực bắc Tây Nguyên đang lên.

Trong 3-6 giờ tới, lũ trên sông Kỳ Lộ, sông Dinh có khả năng đạt đỉnh. Sông Kỳ Lộ (Phú Yên) tại Hà Bằng ở mức 9,6m, trên Báo động (BĐ) 3 0,1m; Sông Dinh (Khánh Hòa) tại Ninh Hòa ở mức 6,0m, trên BĐ3 0,5m;

Trong 6-12 giờ tới, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục lên; các sông ở Quảng Ngãi sẽ lên lại. Mực nước sông Kôn (Bình Định) tại Thạch Hòa lên mức 7,0m, ở mức BĐ2; sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng ở mức 9,0m, dưới BĐ3 0,5m; sông Dinh tại Ninh Hòa ở mức 5,3m, dưới BĐ3 0,2m; sông Trà Khúc tại Trà Khúc ở mức 5,2m, trên BĐ2 0,2m; sông Vệ tại Sông Vệ ở mức 4,0m, trên BĐ2 0,5m; các sông khác lên mức BĐ1 - BĐ2.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đồng thời dự báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, đặc biệt ở các huyện: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Núi Thành và Phú Ninh (Quảng Nam); Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Đức Phổ, Nghĩa Hành và Ba Tơ (Quảng Ngãi); An Lão, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh (Bình Định); Đồng Xuân, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa và Đông Hòa (Phú Yên); Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Diên Khánh và Khánh Sơn (Khánh Hòa).

Ngoài ra, từ ngày 3-8/11 trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên khả năng cao tiếp tục xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trong đợt lũ này.

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đề nghị Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, Bộ, ngành chỉ đạo các cấp, ngành chức năng các tỉnh, thành phố ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận và Tây Nguyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh.

Kiểm tra, rà soát khu vực trũng thấp, có nguy cơ ngập lụt, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và các địa bàn thường xuyên bị lũ chia cắt, chủ động triển khai phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người và phương tiện qua lại các ngầm, tràn, khu vực đường giao thông bị ngập, bến đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn.

Khẩn trương thu hoạch các diện tích lúa đã đến thời gian thu hoạch, nhất là vùng có nguy cơ bị ngập lũ, úng theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng".

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.

Các Bộ, ngành theo chức năng được giao, chỉ đạo sẵn sàng ứng phó với mưa lũ; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.