Chỉ có 3,6% doanh nghiệp dệt may được hưởng hỗ trợ do dịch Covid-19 của Chính phủ

Chỉ có 113/ 3.143 doanh nghiệp dệt may tiếp nhận được chính sách hỗ trợ  trong Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ có 113/ 3.143 doanh nghiệp dệt may tiếp nhận được chính sách hỗ trợ trong Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Đại dịch Covid-19 đã khiến ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn. Lần đầu tiên, tất cả các mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt và ngành may mặc đều tăng trưởng âm. Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may đã được Chính phủ ban hành và doanh nghiệp cũng đang trông chờ được cứu nhưng những gì họ nhận được thì mới như “vài hạt gạo cho cái bụng rỗng”.

Doanh nghiệp Dệt may đang trên bờ vực thẳm

Chiều nay (29/6), Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS) đã công bố báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa”, tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình MCSS, Trưởng nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo cho biết, tại Việt Nam, dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Với gần 3 triệu lao động, ngành đang giải quyết 5% tổng số lao động và đóng góp 12,4% vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam.

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ ba với giá trị hơn 33 tỷ đô la Mỹ gần gấp đôi giá trị xuất khẩu hàng nông sản nhưng đại dịch Covid-19 đã khiến ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn. Lần đầu tiên tất cả các mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt và ngành may mặc đều bị suy giảm.

“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn trên phạm vi toàn cầu, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế chủ chốt châu Âu và Mỹ với thế giới bên ngoài chưa xác định được rõ thời gian và mức độ, nên có thể nhận định rằng năm 2020 và năm 2021 sẽ là thời điểm hết sức khó khăn của ngành dệt may.

Báo cáo ngành của tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã nhận định doanh thu hợp nhất của toàn tập đoàn năm 2020 có thể sẽ giảm tới 50-55%, lợi nhuận hợp nhất cũng sẽ giảm 45-50%”.

Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến cả nguồn cung và đầu ra của ngành dệt may. Xét theo các thị trường xuất khẩu chủ chốt, 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm 14,9%, thị trường EU giảm 19%.

Từ 10 – 20/4/2020, Tổng cục thống kê đã thực hiện cuộc khảo sát đối với 3.143 doanh nghiệp dệt may để đo lường tác động của đại dịch Covid-19 đối với lĩnh vực này.

Theo đó, kết quả chỉ ra các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI là nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất do thiếu hụt nguồn cung. Cụ thể, có 90,4% số doanh nghiệp lớn và 75,5% số doanh nghiệp FDI cho biết họ rơi vào tình cảnh thiếu hụt nguồn cung; trong đó, 71,2% số doanh nghiệp lớn và 57,5% số doanh nghiệp FDI cho biết nguồn cung từ nhập khẩu bị cắt đứt.

Về lao động, cho thấy ngành may mặc có số lao động chỉ còn bằng 20% số lao động so với cùng kì năm trước, doanh nghiệp dệt cũng chỉ còn 24,5% số lao động so với cùng kì năm trước. Trong số các lao động vẫn còn việc làm, 8,9% số lao động phải chấp nhận giảm lương, 18,7% số lao động hiện tại phải làm giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, 6,1% số lao động phải nghỉ việc không lương.

Tỷ lệ giãn việc và nghỉ việc không lương của ngành dệt là 29,3 % trong khi ngành may mặc chỉ có 7,5%.

Về doanh thu, theo Tổng cục thống kê, 4 tháng đầu năm, doanh thu của các doanh nghiệp dệt giảm 61,6% so với cùng kì 2019, trong khi đó doanh nghiệp may mặc có mức giảm doanh thu tới 78% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường, có 39,1% tổng số doanh nghiệp dệt may tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ bị suy giảm thị trường tiêu thụ trong nước và 34,5% cho biết Covid-19 khiến hàng hóa bán ra không xuất khẩu được.

Đối với các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp quy mô lớn (sản xuất chủ yếu đáp ứng thị trường thế giới), đại dịch khiến hoạt động xuất khẩu suy giảm nghiêm trọng. Có 58,3% số doanh nghiệp FDI và 70,5% số doanh nghiệp lớn cho biết họ bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 88,9% số doanh nghiệp khảo sát bị suy giảm thị trường tiêu thụ trong nước.

Chỉ có 3,6% doanh nghiệp dệt may được hưởng các giải pháp hỗ trợ

Trong cuộc khảo sát đối với 3.143 doanh nghiệp dệt may của Tổng cục thống kê, về thông tin và mức độ thụ hưởng các biện pháp hỗ trợ được nêu trong Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 113 doanh nghiệp, chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp khảo sát, đã tiếp nhận chính sách hỗ trợ; trong đó có 8,6% là doanh nghiệp nhà nước, 3,2% là doanh nghiệp tư nhân và 4,7% là doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, có 8,7% số doanh nghiệp dệt may được khảo sát không biết gì về Chỉ thị 11/CT-TTg, trong đó số doanh nghiệp nhà nước chiếm 5,7%, doanh nghiệp tư nhân là 8,1% và doanh nghiệp FDI là 11,5%.

Ngoài ra, có 59,3% số doanh nghiệp dệt may được khảo sát cho biết họ đã biết đến Chỉ thị 11/CT-TTg nhưng không biết đầu mối để tiếp cận chính sách hỗ trợ.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này cho rằng việc giãn, giảm hoặc miễn thuế không có nhiều tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp của ngành.
 Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này cho rằng việc giãn, giảm hoặc miễn thuế không có nhiều tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp của ngành.

Ngoài ra, qui định hoãn đóng bảo hiểm xã hội hiện chưa hợp lí. Cụ thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản cho phép hoãn đóng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp có trên 50% lao động phải nghỉ việc. Nhưng trên thực tế để giữ chân lao động, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng không để công nhân phải nghỉ việc. Các doanh nghiệp đã phải bố trí giãn việc, cho công nhân làm luân phiên. Những trường hợp này sẽ không được hoãn đóng bảo hiểm xã hội. Điều này trực tiếp gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp dệt may.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 có quy định việc hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng đối với người lao động bị buộc thôi việc do doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch, thời gian hỗ trợ 3 tháng. Mức hỗ trợ này tương đương 41% lương tối thiểu vùng 1, 46% lương tối thiểu vùng 2 và 52% lương tối thiểu vùng 3. Tuy nhiên các lao động rất khó khăn khi nhận hỗ trợ do thủ tục quá rườm rà.

Báo cáo còn nêu bật những khó khăn liên quan đến các hiệp định FTA của Việt Nam, bao gồm việc thiếu phân khúc sản xuất vải; không có chuỗi cung ứng đầy đủ nên khó tận dụng lợi thế FTA; không dễ dàng tận dụng được ưu đãi của EVFTA; không tận dụng được lợi thế của CPTPP hay mức thuế suất hàng dệt may vào Mỹ vẫn ở mức cao....

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.