Chấn chỉnh hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra, yêu cầu các chủ thuyền chấp hành nghiêm túc quy chế biểu diễn ca Huế trên sông Hương. (Ảnh: Thùy Nhung)
Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra, yêu cầu các chủ thuyền chấp hành nghiêm túc quy chế biểu diễn ca Huế trên sông Hương. (Ảnh: Thùy Nhung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ca Huế là loại hình nghệ thuật được Bộ VH,TT&DL xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 12 DN đang hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế với gần 520 nhạc công và diễn viên. Mặc dù đã có quy định về việc tổ chức biểu diễn ca Huế, song thời gian gần đây, tình trạng ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn do thiếu sự giám sát.

Thực trạng chèo kéo khách, mất trật tự ở lối vào bến thuyền Tòa Khâm đã làm ảnh hưởng chất lượng dịch vụ cũng như cảm xúc của khách. Việc bán hàng rong ở khu vực bến thuyền Tòa Khâm, khi có đoàn kiểm tra thì nghiêm chỉnh chấp hành, nhưng khi đoàn rút đi thì đâu lại vào đó.

Ngoài ra, còn có tình trạng giờ xuất bến và cập bến của các thuyền ca Huế không đúng quy định; một số chương trình ca Huế chưa bảo đảm thời lượng; số lượng người tham gia biểu diễn, chương trình biểu diễn không đúng theo văn bản chấp thuận đã được cấp; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN, hạ giá suất diễn, bớt thù lao của diễn viên và nhạc công dẫn đến chất lượng bị giảm sút...

Giữa tháng 5/2024, UBND tỉnh đã ban hành quy chế mới về hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Theo đó, chương trình biểu diễn ca Huế phải được Sở VH&TT thẩm định, chấp thuận tổ chức biểu diễn theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP.

Thời lượng biểu diễn tối thiểu 50 phút (không tính phần dịch ra tiếng nước ngoài với các chương trình dành cho khách người nước ngoài); có người điều hành chương trình theo đúng nội dung văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn. Trường hợp có thay đổi, đơn vị tổ chức biểu diễn phải thông báo đến Sở VH&TT trước thời gian biểu diễn 2 ngày làm việc.

Với chương trình biểu diễn ca Huế trên sông Hương phải bảo đảm có ít nhất 7 diễn viên, nhạc công khi biểu diễn trên thuyền đơn với lượng khách dưới 15 người; ít nhất 8 diễn viên, nhạc công khi biểu diễn trên thuyền đôi với lượng khách 15 người trở lên...

Chương trình biểu diễn ca Huế phải niêm yết tại các địa điểm bán vé kinh doanh dịch vụ tổ chức biểu diễn ca Huế, trên thuyền ca Huế và giới thiệu cho khách trong quá trình biểu diễn. Hoạt động biểu diễn sẽ diễn ra từ 8h - 24h; địa điểm bán vé bố trí tập trung tại bến Tòa Khâm, phải niêm yết giá vé đã đăng ký tại cơ quan thuế với chương trình biểu diễn và vé bán lẻ để du khách rõ và lựa chọn.

Quy chế mới yêu cầu ca Huế trên sông Hương phải biểu diễn trên thuyền thông thoáng, bảo đảm vệ sinh; các mặt hàng lưu niệm bày bán trên thuyền phải được bố trí khu vực riêng, không ảnh hưởng đến chương trình biểu diễn và phải niêm yết giá công khai. Trên thuyền phải lắp đặt 2 - 3 camera giám sát tại khu vực biểu diễn, kết nối với hệ thống thông tin cơ quan quản lý.

Sau khi quy chế mới có hiệu lực, tổ liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế đã thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, đến nay có 34/44 thuyền thực hiện việc lắp đặt camera.

Mới đây, tại buổi kiểm tra hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, thời gian qua tỉnh chỉ đạo tiến hành rà soát, kiểm tra, thực hiện việc xây dựng môi trường du lịch một cách tốt nhất, trong đó biểu diễn ca Huế là một trong những nội dung quan trọng. Việc quản lý hoạt động biểu diễn ca Huế có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa như mong muốn.

Ông Bình yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, các đội liên ngành có biện pháp chấn chỉnh; các đơn vị tổ chức dịch vụ, chủ thuyền chấp hành các quy định.

Đọc thêm

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Đất và người xứ Đông

Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và hệ thống di tích là những thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương.
(PLVN) - Chuyện rằng, Hà Nội là xứ kinh kỳ, là trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ. Bao quanh trung tâm là 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Và ở xứ Đông là Hải Dương có một địa danh gắn với chữ “tứ”, đó là Tứ Kỳ…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…