Chậm nhất ngày 10/3, trình Chính phủ thông qua Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Thủ tướng thống nhất với đánh giá về tính cấp thiết và cấp bách phải đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
Thủ tướng thống nhất với đánh giá về tính cấp thiết và cấp bách phải đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủ tướng yêu cầu tập trung cao độ hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đầy đủ thủ tục cho Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội để trình Chính phủ xem xét thông qua chậm nhất ngày 10/3/2022, bảo đảm kịp trình Bộ Chính trị, Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 trước ngày 20/3/2022.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 23/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thống nhất với đánh giá của các Bộ, cơ quan về tính cấp thiết và cấp bách phải đầu tư Dự án.

Việc sớm triển khai Dự án sẽ góp phần cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua; các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Hà Nội, Luật Thủ đô; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố, các tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; góp phần đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới, khai thác hiệu quả quỹ đất của Thủ đô và các địa phương trong khu vực; nâng cao kết nối vùng, gắn kết để phát huy hiệu quả các tuyến cao tốc hướng tâm hiện hữu; giảm thiểu thiệt hại, chi phí xã hội do ùn tắc, tai nạn giao thông; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các địa phương…

Thủ tướng hoan nghênh thành phố Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên đã rất tích cực, cố gắng trong việc tổ chức nghiên cứu, chuẩn bị Dự án trong thời gian qua. Với vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của Dự án, UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, các Bộ và cơ quan liên quan rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp, thời gian tới cần tập trung cao độ hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy định để trình Chính phủ xem xét thông qua chậm nhất ngày 10/3/2022, bảo đảm kịp trình Bộ Chính trị, Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trước ngày 20/3/2022.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ý kiến của các bộ, ngành và các địa phương, Thủ tướng cơ bản thống nhất về hình thức đầu tư, các cơ chế chính sách đặc thù để bảo đảm tính khả thi của Dự án.

Theo đó, Dự án được đầu tư theo hình thức hỗn hợp, chia tách thành 3 dự án thành phần, gồm Dự án thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư và Dự án đầu tư xây dựng đường đô thị, đường song hành thực hiện theo hình thức đầu tư công (cơ cấu hợp lý, khả thi giữa vốn Trung ương và vốn địa phương); Dự án đầu tư đường cao tốc theo hình thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT), trong đó tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư.

Một số cơ chế đặc thù tương tự như đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2021 và Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; không kiến nghị cơ chế chuyển đổi hình thức đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thành viên Chính phủ phụ trách về lĩnh vực đầu tư, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình trình Quốc hội đối với Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh sau khi được Chính phủ thông qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội bảo đảm tính khả thi, tiến độ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập ngay Tổ công tác Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, trong đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là Tổ trưởng Tổ công tác.

Nhiệm vụ của Tổ công tác là rà soát, thống nhất kế hoạch triển khai chi tiết, cụ thể bảo đảm tiến độ báo cáo Chính phủ trước khi trình Bộ Chính trị và trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2022. Nghiên cứu, đề xuất tỷ lệ vốn hợp lý giữa trung ương, địa phương và các cơ chế, chính sách cần thiết, khả thi để triển khai dự án nhanh nhất có thể.

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Đà Nẵng

Hành khách bị cấm bay 1 năm vì tung tin có lựu đạn trong valy

(PLVN) -  Ngày 26/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay Đà Nẵng.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xe đầu kéo tông sập loạt nhà dân, làm 3 người tử vong

Hiện trường vụ xe đầu kéo tông sập loạt nhà dân, khiến 4 người thương vong
(PLVN) - Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương tại xã Đắk R'la (huyện Đắk Mil), Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Công an tỉnh điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Số hóa trong xử lý vi phạm giao thông: Thúc đẩy sự minh bạch, an toàn, văn minh

Công nghệ thông tin giúp công tác xử lý vi phạm giao thông trở nên thuận tiện, minh bạch hơn trước đây. (Ảnh: Cục CSGT)
(PLVN) - Hệ thống GPS, camera “phạt nguội”, ứng dụng định danh điện tử VNeID, cơ sở dữ liệu trực tuyến… dần trở thành những “cánh tay nối dài” hữu hiệu của cơ quan chức năng trong công tác xử lý vi phạm giao thông đường bộ, giúp phát hiện kịp thời vi phạm, tăng tính răn đe xã hội, khiến mỗi người tham gia giao thông phải luôn tự giác chấp hành pháp luật.

“Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”

“Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”
(PLVN) -  Ngày 25/7, tại Hà Nội sẽ diễn ra Tọa đàm “Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”. Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật (DN&PL) và Pháp luật Media (Báo Pháp luật Việt Nam) phối hợp tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc có cơ hội trao đổi, thảo luận về những vấn đề giao thông cấp bách, qua đó tìm ra biện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), nâng cao ý thức cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông.

Sạt lở đất gây tắc đường lên Sa Pa

Sạt lở đất gây tắc đường lên Sa Pa
(PLVN) - Khoảng 19h45 ngày 22/7, tại Km127+700, Quốc lộ 4D, đoạn thuộc xã Cốc San, thành phố Lào Cai xảy ra sạt lở đất đá kèm theo đổ cây từ taluy dương đã gây tắc đường và ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân.

Tai nạn liên tiếp, 2 người tử vong 2 người bị thương

Tai nạn liên tiếp, 2 người tử vong 2 người bị thương
(PLVN) - Sáng 22/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TX La Gi (Bình Thuận) cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường, hiện đang tiến hành điều tra nguyên nhân 2 vụ tai nạn giao thông khiến hai bà cháu tử vong và hai người bị thương.

Nguyên nhân cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm

Nguyên nhân cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm
(PLVN) - Theo lãnh đạo xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An, Quảng Nam), nguyên nhân vụ cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm là do cano va phải rạn đá ngầm trong lúc lùi ra vị trí neo đậu, tránh xa khu vực san hô để du khách thoải mái tắm biển, lặn ngắm san hô.