Cha mẹ cần chuẩn bị gì cho hành trang vào đời của trẻ

Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc bản thân.
Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc bản thân.
(PLVN) - Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn con cái của mình trở thành người tốt và hạnh phúc trong cuộc sống. Để con trưởng thành một cách tự nhiên, biết đối nhân xử thế với thái độ đúng mực sẽ là hành trang giúp trẻ bước vào đời. 

Lòng trắc ẩn và đồng cảm

Không phải những năm tháng đại học, thời kỳ quan trọng quyết định đến nhân cách và sự phát triển con người trong tương lai chính là giai đoạn 6 năm đầu đời. Nhiều cha mẹ thường rất kỹ tính trong việc chăm sóc cho con cái, chẳng hạn như áp dụng các chế độ dinh dưỡng khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh và giúp trẻ biết nhiều kỹ năng. Thế nhưng, dạy con về điều tử tế đôi khi lại bị các bậc phụ huynh bỏ quên. 

Lòng trắc ẩn và đồng cảm với người khác là điều mà trẻ nên được học từ sớm và nuôi dưỡng. Người Việt Nam có câu “Con vào dạ, mạ đi tu”. Tu ở đây là tu tâm, dưỡng tính. Người mẹ nghĩ và làm những việc tốt, việc thiện lành, đứa con trong bụng sẽ được nuôi dưỡng bằng thức ăn tinh thần “tử tế” từ đó.

Sự tử tế được trao truyền từ chính những hành vi tử tế xung quanh trẻ: cha mẹ, ông bà, bạn bè, hàng xóm, thầy cô giáo… mọi người mà trẻ tiếp xúc sẽ ảnh hưởng lên trẻ. Nếu trẻ được đối xử tử tế, trẻ được thấy cách hành xử tử tế, sẽ học được cách đối xử tử tế với mọi người. Môi trường sống, môi trường xã hội mà đứa trẻ được “tắm” trong đó rất quan trọng đối với sự hình thành những tính cách trong con người trẻ.

Trẻ cần hiểu mỗi hành vi tử tế sẽ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn. Những câu chuyện thường ngày trẻ được học như “bạn ngã, con nâng”, “con buồn bạn lắng nghe” sẽ giúp trẻ cảm nhận được giá trị của sự tử tế, niềm vui mà trẻ nhận được khi làm việc tốt. Dù chưa thể hiểu được hết ý nghĩa của câu nói “người cho đi bao giờ cũng hạnh phúc hơn người nhận” nhưng trẻ sẽ dần hiểu, biết đồng cảm với mọi người xung quanh. 

Hồi tháng 6, một đoạn video được trích xuất từ camera an ninh của gia đình chị Tạ Hương, 34 tuổi, ở đường D2, khu tái định cư Thái Lạc, xã Long An, huyện Long Thành ghi lại hình ảnh, trong cơn mưa chiều một cậu bé mặc đồng phục học sinh, lưng đeo ba lô, đạp xe đi dọc đường. Cậu dừng lại ở những cống thoát nước, dùng tay móc sạch rác rưởi, bùn đất để nước mưa thoát nhanh, hạn chế ngập úng. Đoạn video lập tức “gây bão” trên khắp các trang mạng xã hội với vô số lời khen ngợi cho hành động đẹp của một cậu bé nhỏ tuổi. Đó là cậu bé Phạm Trọng Đạt học sinh lớp 6/1, trường Trung học cơ sở Long An, xã Long An.

“Đạt là một cậu bé tính cẩn thận, tỉ mỉ hay giúp đỡ mọi người”, đó là lời nhận xét của mọi người về cậu học sinh nhỏ này. Chỉ một hành động nhỏ của mình, Đạt đã “gây sốt” trong cộng đồng mạng, được tuyên dương và hoan nghênh bởi cử chỉ đẹp, tử tế và có ý nghĩa. Và cũng chỉ đơn giản từ lòng trắc ẩn, hiểu được việc miệng cống bị tắc sẽ gây khó khăn đối với giao thông, cậu bé cứ hồn nhiên khơi miệng cống, hết miệng cống này lại đến miệng cống khác trong cơn mưa tầm tã. 

Giúp trẻ biết đồng cảm với mọi người xung quanh.
 Giúp trẻ biết đồng cảm với mọi người xung quanh.

Biết kiểm soát cảm xúc bản thân

Một điều mà các bậc cha mẹ nên để ý và hướng dẫn trẻ đó là việc kiểm soát và quản lý cảm xúc cá nhân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và khả năng xử lý trong các tình huống trong cuộc sống sau này của trẻ. Trẻ có biết nói lời cảm ơn với người khác hay sử dụng cách gọi thích hợp cho người lớn tuổi? Trẻ đã học được những quy tắc cơ bản trên bàn ăn? Khi thua cuộc trong một trò chơi với bạn bè, trẻ có phản ứng đầy hậm hực?

Đặc biệt, mỗi giai đoạn, tâm sinh lý của trẻ có sự thay đổi khác nhau, bởi vậy, bố mẹ cần hiểu được trẻ đang mong muốn, cảm nhận gì và nên có thái độ ứng xử phù hợp như thế nào.  Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cách cư xử đúng mực cho trẻ.

Chẳng hạn, trong độ tuổi từ 1-5, trẻ học hỏi và khám phá thế giới. Nhờ vào sự dìu dắt từ ba mẹ, gia đình, trẻ bắt đầu sở hữu những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Kéo theo đó, các cơn giận dữ thường xuyên xảy ra. Nói cách khác, trẻ mẫu giáo tự điều chỉnh tâm lý và thường nổi cơn tam bành là một hiện tượng phổ biến. Giai đoạn phát triển này của trẻ đôi khi cũng được gọi là giai đoạn “ngoan cố đầu tiên”.

Ở giai đoạn mẫu giáo, sự nổi nóng của bé có thể kéo dài thường xuyên, gây rắc rối ở trường học, gia đình, trong giao tiếp với bạn bè và người thân. Giận dữ có thể dẫn tới những thay đổi sinh lý bất lợi như tăng huyết áp, tăng hormone giải phóng năng lượng, chẳng hạn như adrenaline…

Theo nghiên cứu công bố trên thời báo Giáo dục thường niên, Anh, 1/7 trong số các trẻ có hành vi hung hăng từ sớm và biểu hiện ngày càng tăng sẽ phải đối diện với nguy cơ: Sức học yếu kém, dễ mắc bệnh liên quan đến tâm lý, có hành vi bạo lực, xu hướng thất nghiệp khi trưởng thành. 

Việc giúp trẻ kiểm soát soát được cảm xúc bản thân sẽ giúp trẻ trở nên thông minh, khéo léo và dễ bắt nhịp nhanh với với cuộc sống, hòa đồng với mọi người. Đặc biệt, kiểm soát tốt cảm xúc sẽ giúp trẻ không gặp khủng hoảng khi bước vào tuổi dậy thì.

Trong lứa tuổi dậy thì, bố mẹ cũng nên tạo sự gắn gắn với con cái, để trẻ không cảm thấy cô đơn, giúp trẻ vượt qua khó khăn. Chẳng hạn, trẻ có thể học thêm về các chương trình tình nguyện và trải nghiệm tình nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Điều này vừa giúp trẻ nhận thức được sự tử tế trong cuộc sống, vừa dạy trẻ có những hành vi ứng xử khiêm tốn và đúng mực. 

Việc nhiều bậc phụ huynh hiện nay thể hiện cảm xúc và hành động không đúng mực trước mặt con trẻ ảnh hưởng xấu hình thành nhân cách con. Gần đây nhất là trường hợp ông bố “yêu con” đến “phát cuồng” - khi vào tận lớp học để tát một bé gái 2 tuổi vì con mình bị bạn giành đồ chơi, cắn vào tay.

“Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận”. Theo đó, những thói quen xấu nếu lặp lại chắc chắn sẽ tạo nên tính cách không tốt và người như vậy sẽ khó được cộng đồng chấp nhận. Số phận, như vậy do chính mỗi người tạo nên trong sự “góp sức” của những người gần gũi, từ gia đình, nhà trường tới xã hội.

Bởi vậy, dạy con biết kiềm chế và cư xử đúng mực sẽ giúp con hiểu được sự tử tế và biết cảm thông với mọi người. Kiểm soát cảm xúc sẽ là một trong những bước đầu tiên quan trọng giúp trẻ trở thành người tốt.

Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, chia sẻ: “Hãy tự hào và hạnh phúc, thể hiện những cảm xúc tích cực và tuyên dương con vì những điều con làm được để cổ vũ, động viên con, để “cài” vào trong đầu con sự  tự giác. Hỏi ý con, tìm cách khéo léo, dẫn dắt, định hướng con thông qua sự kết nối...”.

Bài học biết ơn sẽ giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm.
Bài học biết ơn sẽ giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm.

Lòng biết ơn

Truyền thống ở Việt Nam cũng như các quốc gia Châu Á nói chung đều thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, anh hùng dân tộc. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” được nhắc đến như sợi chỉ đỏ trong hành trình văn hóa của dân tộc. Thông qua những ngày lễ đặc biệt như Tết cổ truyền, ngày Rằm, ngày Giỗ…,cha mẹ dạy con trẻ luôn biết hướng về nguồn cội, về nơi “chôn rau cắt rốn”. Khi trẻ biết tôn trọng quá khứ thì trong tương lai, trẻ mới hiểu được giá trị, ý nghĩa cuộc sống.

Đơn giản hơn, trẻ cần biết cảm ơn những sự đối đãi tử tế từ người xung quanh. Cho dù đó là một bữa ăn mà mẹ dày công chuẩn bị hay một món quà sinh nhật từ ông bà, trẻ cần cảm thấy biết ơn và học cách bày tỏ lòng biết ơn. Trẻ có thể học điều này bằng cách luyện thói quen viết thiệp cảm ơn mỗi khi nhận quà.

Khi dạy con trẻ về sự biết ơn, người lớn có quyền tự hào và tin rằng một đứa trẻ có thể quên đi nhiều kiến thức, nhưng khi bước vào đời, chúng sẽ không bao giờ quên được những bài học “biết ơn” để rồi trở thành một công dân hiện đại, lịch thiệp, sống nhân hậu và luôn biết nghĩ đến mọi người.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.