Câu chuyện Sao La trên dãy Trường Sơn hùng vĩ

Sông núi Trường Sơn.
Sông núi Trường Sơn.
(PLO) - Loài Sao La trên dãy Truờng Sơn được xem là đại diện tiêu biểu nhất cho đa dạng sinh học ở Việt Nam. Nhưng qua 23 năm từ ngày phát hiện ra chúng, gần 4/5 số lượng cá thể của loài này đã biến mất khỏi tự nhiên.


Phát hiện ấn tượng của thế kỷ
Tháng 5/1992, sự kiện gây sửng sốt giới khoa học thế giới là Sao La được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh). Kết quả đáng tự hào ấy do một nhóm nghiên cứu gồm: Vũ Văn Dũng, Nguyễn Mộng Dao, Đỗ Tước và Jonh Makiner (quốc tịch Anh) - người của Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) thực hiện. Và đây được xem là phát hiện ấn tượng nhất từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Ngay sau đó, Sao La được giới khoa học thế giới vinh danh “kỳ lân châu Á” bởi có cặp sừng rỗng tuyệt đẹp, dài, thon và nhọn. Chiều dài cơ thể lên tới 50cm. Đây là loài động vật có vú, nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, sống ở núi rừng Trường Sơn. Cũng từ đó, các cuộc nghiên cứu liên tục được duy trì trên diện rộng ở Trường Sơn và kết luận rằng, Sao La chỉ phân bố ở hệ sinh thái Trường Sơn, khu vực biên giới giáp ranh giữa 2 nước Việt - Lào. Riêng ở Việt Nam, vùng phân bố lịch sử của Sao La kéo dài từ huyện Quế Phong (Nghệ An, khoảng 19 độ 30 phút Bắc) xuống đến huyện Tây Giang (Quảng Nam, khoảng 15 độ 50 phút Bắc) trên bản đồ. Các nhà bảo tồn ở châu Á đã xem Sao La ở Trường Sơn như một “báu vật”, là “biểu tượng” của đa dạng sinh học của châu lục.
Cá thể Sao La ở dãy Trường Sơn.
 Cá thể Sao La ở dãy Trường Sơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật: “Điểm đặc biệt của Sao La là không phân bố tập trung mà chỉ hình thành các nhóm nhỏ dưới 10 cá thể, sống rải rác và cách xa nhau. Đến nay, đã ghi nhận được loài đặc hữu này cư trú tại 50 xã của 20 huyện thuộc 6 tỉnh.  Thừa Thiên Huế là tỉnh có số xã ghi nhận Sao La cao nhất (18 xã), tiếp theo là Quảng Bình (9 xã), Quảng Nam (6 xã)…
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát từ năm 2007 – 2008 và chỉ ra một số khu vực phân bố chính của Sao La là: Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống, VQG Pù Mát (đều thuộc Nghệ An), VQG Vũ Quang, khu vực Tây Nam Quảng Bình - Bắc Quảng Trị, Thừa Thiên Huế - Quảng Nam. Các khảo sát trên dựa vào các dấu chân, vết ăn trên lá cây, phỏng vấn người dân...
Còn chưa đầy 150 cá thể
Việc nhìn thấy được loài Sao La này của giới khoa học rất khó khăn. Đến năm 1993, có 2 con Sao La cũng đã được phát hiện nhưng bị chết khi nuôi nhốt. Mãi đến năm 1998, người ta mới nhìn thấy trong tự nhiên của VQG Pù Mát thêm 1 cá thể nữa. Rồi bẵng đi suốt 15 năm nữa, người ta mới có thể ghi lại được hình ảnh về 1 cá thể Sao La di chuyển dọc con suối ở một thung lũng, thuộc khu vực rừng xa xôi hẻo lánh ở tỉnh Quảng Nam. Hình ảnh này ghi lại được ngày 7/9/2013, từ camera của WWF và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam lắp đặt.
Đến nay, dù đã gần 23 năm nghiên cứu và bảo tồn, nhưng những hiểu biết của con người về Sao La vẫn còn rất hạn chế. Và tình trạng các quần thể Sao La đang ngày càng có xu hướng xấu đi… Cả  Sách Đỏ thế giới và Sách Đỏ Việt Nam (2007) đều xếp Sao La vào bậc nguy cấp. Nhưng từ năm 2010, mức đe dọa của loài này được nâng lên bậc rất nguy cấp. Hiện rất khó xác định được số lượng Sao Lao ở Việt Nam nhưng theo các nhà nghiên cứu, từ khi phát hiện vào năm 1992, rồi khảo sát khắp Trường Sơn cho thấy có khoảng 500 cá thể. Nhưng 23 năm sau, số lượng Sao La chỉ còn chưa đầy 150 cá thể.
Đầu của một cá thể Sao La bị người dân tộc thiểu số bắt được
Đầu của một cá thể Sao La bị người dân tộc thiểu số bắt được 
Số lượng ít đã đành, quần thể Sao La hiện còn bị chia cắt sâu sắc thành những nhóm nhỏ, tách biệt nhau. Ban Quản lý VQG Vũ Quang – nơi phát hiện ra Sao La đầu tiên cho biết 10 năm trước, một nhóm đối tượng ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) sang bắn hạ một cá thể. Bị phát hiện, chúng vứt Sao La lại và bỏ chạy. Người của Vườn đã đưa ra Hà Nội để nghiên cứu, nhưng nó đã bị chết và từ đó đến nay chưa gặp lại một cá thể nào khác.
Sẽ là “Tê giác một sừng” thứ hai?
Sau khi phát hiện ra Sao La, đã có hơn 10 dự án hợp tác quốc tế lớn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho công tác khảo sát và bảo tồn loài này. Nhưng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng, cá thể Sao La đã giảm rất nhanh bởi các nguyên nhân sau: 
Nạn săn bắt, đặt bẫy và buôn bán động vật hoang dã, Sao La ngày càng được mua với giá cao trên thị trường; đa dạng sinh học Trường Sơn đang suy thoái dần, bị phân mảnh, mất liên kết; Năng lực quản lý bảo tồn còn hạn chế, tổ chức bảo tồn Sao La cấp quốc gia chưa có và ý thức người dân còn quá thấp; những hiểu biết về loài này hạn chế nên chưa có giải pháp bảo tồn đặc thù và công tác bảo tồn vẫn chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của nước ngoài…
PGS Đặng từng đề xuất: “Cần chú ý nhất bây giờ là hai khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với loài Sao La ở Việt Nam là: Thừa Thiên Huế - Quảng Nam (còn khoảng 40 – 50 cá thể) và Tây Nam Quảng Bình - Bắc Quảng Trị (30 – 40 cá thể)”. 
Để bảo tồn loài thú lớn, cần xây dựng các vùng cảnh quan bảo tồn Sao La với diện tích lớn và bao trùm hầu hết các tiểu quần thể Sao La trong vùng. Các cùng này cần có các khu bảo tồn nhiên nhiên làm hạt nhân, khu tăng cường bảo tồn Sao La và vùng đệm. Việc bảo tồn khoảng 150 con Sao La còn lại đang là vấn để của cả quốc gia, cả xã hội và cần sự vào cuộc của tất cả cộng đồng./.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

“Cha tôi, người ở lại” và “Những chặng đường bụi bặm” được phát sóng khung giờ mới

"Những chặng đường bụi bặm" chạm đến những giá trị nhân văn sâu sắc (ảnh trong phim).
(PLVN) - Từ 17/2/2025, Đài truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào lúc 20h các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3. Hai bộ phim: “Cha tôi, người ở lại” và “Những chặng đường bụi bặm” được lựa chọn để “khai sóng”. Hai bộ phim với hai phong cách kể chuyện và chủ đề khác biệt, sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả truyền hình.

Vài suy nghĩ tản mạn về "Đèn Âm Hồn”

Vài suy nghĩ tản mạn về "Đèn Âm Hồn”
(PLVN) -  Bộ phim “ Đèn Âm Hồn” do đạo diễn Hoàng Nam thực hiện đang trở thành tâm điểm bàn luận trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen về bầu không khí ám ảnh và yếu tố kinh dị đậm chất truyền thống, bộ phim lại hứng chịu không ít sự chỉ trích với cáo buộc "đạo nhái" từ những tác phẩm kinh dị nổi tiếng như “ Quật Mộ Trùng Ma” , “ Insidious” hay “ The Further”. Tuy nhiên, liệu những cáo buộc này có thực sự công bằng?

Phim kinh dị Việt 'ghi điểm' nhờ dùng chất liệu dân gian

“Đèn âm hồn phim kinh dị, tâm linh mang màu sắc dân gian đang hút khán giả Việt.
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ những câu chuyện về tín ngưỡng, kỳ bí trong dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác, những tập tục văn hóa tâm linh, tôn vinh và giữ gìn các giá trị truyền thống dân gian qua ngôn ngữ điện ảnh, thể loại phim kinh dị mang màu sắc dân gian được trình chiếu tại các rạp, truyền hình ngày càng thu hút khán giả.

Giám định tử thi, hé lộ nguyên nhân cái chết Từ Hy Viên

Diễn viên Từ Hy Viên. Ảnh: Internet.
(PLVN) - Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nữ diễn viên Từ Hy Viên qua đời do biến chứng nghiêm trọng của cúm A, dẫn đến suy đa tạng. Tuy nhiên, nguồn tin từ tờ Sohu tiết lộ một nguyên nhân khác là nhiễm trùng máu do không được điều trị kịp thời.

Tưng bừng Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” (Ảnh: Long Khánh).
(PLVN) - Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) năm nay kéo dài ba ngày, vào 2 - 4/2 (mùng 5 - 7 tháng Giêng), với loạt hoạt động hấp dẫn. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” giúp tái hiện sinh động không khí chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

'Rừng Thiêng' vang vọng bên hồ Trị An

'Rừng Thiêng' vang vọng bên hồ Trị An
(PLVN) - Khá thành công trong sự nghiệp ca hát, nhưng ca sĩ Cao Minh lại sớm “bỏ phố về rừng”, dựa vào thiên nhiên để cân bằng cuộc sống, nghỉ ngơi và lấy đó làm nguồn cảm hứng cho hoạt động nghệ thuật. Ca khúc “Rừng Thiêng” do anh sáng tác đã minh chứng cho điều này.

“Đất nước vươn mình” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ

“Đất nước vươn mình” sẽ đươc NSƯT Đăng Dương biểu diễn trong chương trình “Ý Đảng lòng dân” (ảnh BTC).
(PLVN) - Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, hai giọng ca hàng đầu của dòng nhạc thính phòng Việt Nam là NSND Quốc Hưng và NSƯT Đăng Dương thể hiện 3 tác phẩm: “Đất nước yêu người”, “Xin rạng ngời” và “Đất nước vươn mình” của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Những ca từ và giai điệu ấy mang một sức mạnh tinh thần to lớn, thể hiện khát vọng về một Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, dân tộc Việt Nam cường thịnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.