Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ khởi công năm 2019

Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ khởi công năm 2019
(PLO) - Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43km thực hiện bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công vào quý I/2019 và hoàn thành dự án đầu tháng 6/2022.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, Bộ GTVT vừa đề xuất Chính phủ bổ sung đoạn Hà Nội – cửa khẩu Hữu Nghị vào phạm vi nghiên cứu tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông để đảm bảo tính tổng thể, tuy nhiên sẽ không bổ sung đoạn tuyến này vào phạm vi đầu tư Dự án đường cao tốc Bắc Nam dự kiến trình Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vào tháng 10/2017.

Cao tốc Lạng Sơn - cửa khẩu Chi Lăng dài 43 km đã được Bộ GTVT giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chuẩn bị đầu tư. Dự án sẽ được ưu tiên triển khai sớm nhằm đẩy nhanh tính kết nối với mạng đường xuyên Á và tạo thêm động lực phát triển kinh tế khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, đối với tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, ngoài đoạn Hà Nội – Bắc Giang đã đưa vào khai thác từ năm 2016 với quy mô 4 làn xe theo hình thức BOT và đoạn Bắc Giang – Lạng Sơn dài 64 km đang trong giai đoạn đầu tư; đoạn Lạng Sơn – cửa khẩu Chi Lăng dài 43 km Bộ GTVT đã giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chuẩn bị đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành cùng lúc với các phân đoạn quan trọng khác của tuyến cao tốc Bắc Nam.

Trước đó, ngày 28/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 726 phê duyệt danh mục dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng vay vốn ADB. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính trong nước, bao gồm việc cho vay lại, hay cấp phát đối với vốn vay ưu đãi từ ADB phục vụ công tác GPMB dự án.

Được biết, dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng là một trong số công trình hạ tầng nhận được sự quan tâm cao của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đồng thời đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư và đoàn Công tác Chương trình Quốc gia ADB giai đoạn 2016 – 2020 đưa vào danh mục bố trí vốn năm 2017.

Theo cam kết của ADB, nhà tài trợ hỗ trợ phần lớn chi phí xây dựng Dự án gồm  347,65 triệu USD vay từ nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất thấp, áp dụng cơ chế cho vay lại; 28,868 triệu USD vốn vay ưu đãi (ADF) sử dụng cho công tác giải phóng mặt bằng do ngân sách cấp phát. Ngân sách nhà nước sẽ cấp phát tiếp khoản kinh phí trị giá 0,521 triệu USD trong 2,295 triệu USD vốn đối ứng cho hạng mục rà phá bom mìn, phần còn lại (1,773 triệu USD) là phí vay lại của khoản vay OCR do VEC tự thu xếp. Phương án đầu tư này sẽ giúp Dự án có chi phí đầu tư hợp lý hơn nhiều so với việc đầu tư theo hình thức BOT do có chi phí vốn thấp.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.