Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn nằm tại xã Vĩnh Trường-Gio Linh-Quảng Trị là một trong những địa chỉ hằng năm người dân trong cả nước luôn hướng về để tưởng niệm hơn 10.000 mộ phần của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ý nghĩa thiêng liêng là vậy nhưng hiện nay trong khuôn viên rộng hơn 140.000m2 của nghĩa trang vẫn tồn tại những mặt trái làm ảnh hưởng đến việc thăm viếng của thân nhân và du khách khi đến đây.
Theo thống kê hằng năm, có hơn 20.000 lượt khách trong và ngoài nước đến đây thăm viếng. Con số này dự báo sẽ được tăng thêm khi xu hướng du lịch về nguồn đang ngày càng tăng.
Lợi thế có sẵn nhưng để giữ được bộ mặt nghĩa trang, hơn nữa là lòng kính trọng với các anh hùng liệt sĩ đã khuất thì lại là một vấn đề - chủ yếu là ý thức của con người.
Nếu ai đi vào khuôn viên của nghĩa trang có thể thấy rõ các thực trạng vừa mất mỹ quan vừa ảnh hưởng đến quá trình thăm viếng của thân nhân và du khách quốc tế.
Hầu hết người dân đến thăm viếng đều mang theo lễ, hương đèn, các loại thức ăn đóng hộp hay các loại chai nhựa chứa nước phục vụ cho việc dã ngoại.
Nhiều người vô ý thức đã xả rác một cách bừa bãi ngay trong các khuôn viên nơi có các phần mộ liệt sĩ đang yên nghỉ. Hàng trăm loại rác bao bì đựng các sản phẩm bay tung tóe. Trong khi các con đường chính nằm giữa các khuôn viên vỏ trái cây và thức ăn thừa được vứt bừa bãi.
Bên cạnh đó, nghĩa trang này vẫn còn tồn tại trẻ em bám theo du khách, thân nhân theo kiểu xin ăn. Tình trạng trên được rất nhiều du khách phản ánh khi họ đến thăm viếng trong nghĩa trang.
Theo chân một đoàn khách từ Hà Nội vào, chúng tôi có thể thấy rõ hành vi trên.
Sau khi xuống xe, đoàn khách trên bắt đầu đốt hương đi thắp quang các khu mộ của phân khu Hà Nội. Chỉ vài phút sau chúng tôi đã thấy chừng 6 em nhỏ đi theo sau một người phụ nữ ăn mặc khá sang trọng để xin tiền.
Người phụ nữ liền rút ra tờ 50.000 đồng rồi bảo chúng phân phát cho nhau. Hỏi chị vì sao lại cho tiền như vậy? Chị trả lời giữa chốn tâm linh như thế này chị không tiếc gì cả.
Nhiều người vô ý thức đã xả rác một cách bừa bãi ngay trong các khuôn viên nơi có các phần mộ liệt sĩ đang yên nghỉ. Hàng trăm loại rác bao bì đựng các sản phẩm bay tung tóe. Trong khi các con đường chính nằm giữa các khuôn viên vỏ trái cây và thức ăn thừa được vứt bừa bãi.
Bên cạnh đó, nghĩa trang này vẫn còn tồn tại trẻ em bám theo du khách, thân nhân theo kiểu xin ăn. Tình trạng trên được rất nhiều du khách phản ánh khi họ đến thăm viếng trong nghĩa trang.
Theo chân một đoàn khách từ Hà Nội vào, chúng tôi có thể thấy rõ hành vi trên.
Sau khi xuống xe, đoàn khách trên bắt đầu đốt hương đi thắp quang các khu mộ của phân khu Hà Nội. Chỉ vài phút sau chúng tôi đã thấy chừng 6 em nhỏ đi theo sau một người phụ nữ ăn mặc khá sang trọng để xin tiền.
Người phụ nữ liền rút ra tờ 50.000 đồng rồi bảo chúng phân phát cho nhau. Hỏi chị vì sao lại cho tiền như vậy? Chị trả lời giữa chốn tâm linh như thế này chị không tiếc gì cả.
Khi chúng tôi đi lên phía tượng đài trung tâm thì nơi đây có rất nhiều em nhỏ, có em chỉ hơn một, hai tuổi cười nói rôm rả. Các em nói lên đây chơi. Có em thơ ngây hơn thì nói lên đây kiếm trái cây, bánh kẹo đem về cho bố mẹ.
Đa số các em nơi đây thuộc đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều - một trong ba dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Do trình độ dân trí còn thấp nên các em còn thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình.
Hằng ngày trong khi bố mẹ lên rẫy, các em vẫn tập trung lên nghĩa trang, ban đầu chỉ là lấy lễ viếng như hoa quả hay bánh kẹo. Dần dần hoạt động này biến tướng chuyển sang xin tiền theo kiểu đeo bám thân nhân hay du khách thăm viếng.
Rất nhiều du khách quốc tế đến đây đã là nạn nhân của hành vi xin tiền nêu trên. Đề nghị các cơ quan chức năng cùng với ban quản trang cần có những biện pháp để ngăn chặn các hành vi xin ăn hay xả rác trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.
Văn Nhân
Đa số các em nơi đây thuộc đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều - một trong ba dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Do trình độ dân trí còn thấp nên các em còn thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình.
Hằng ngày trong khi bố mẹ lên rẫy, các em vẫn tập trung lên nghĩa trang, ban đầu chỉ là lấy lễ viếng như hoa quả hay bánh kẹo. Dần dần hoạt động này biến tướng chuyển sang xin tiền theo kiểu đeo bám thân nhân hay du khách thăm viếng.
Rất nhiều du khách quốc tế đến đây đã là nạn nhân của hành vi xin tiền nêu trên. Đề nghị các cơ quan chức năng cùng với ban quản trang cần có những biện pháp để ngăn chặn các hành vi xin ăn hay xả rác trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.
Văn Nhân