Cảnh báo ngộ độc rượu gia tăng dịp cuối năm

Bệnh nhân ngộ độc rượu nặng được điều trị tại BV Bạch Mai  (Ảnh Thúy Anh).
Bệnh nhân ngộ độc rượu nặng được điều trị tại BV Bạch Mai (Ảnh Thúy Anh).
(PLO) - Cuối năm là thời điểm diễn ra những cuộc gặp gỡ, hội họp, liên hoan, kéo theo đó là sự gia tăng về lượng bệnh nhân ngộ độc rượu. Mặc dù đã có nhiều lời cảnh báo về tác hại của tình trạng ngộ độc rượu đối với sức khỏe, nhưng không ít người vẫn phớt lờ, tiếp tục lạm dụng rượu, sử dụng rượu không rõ nguồn gốc để rồi rước họa vào thân.

Liên tiếp các vụ ngộ độc

Ngộ độc rượu không còn là chuyện lạ đối với người dân và với bác sĩ. Ngoài những trường hợp ngộ độc cấp tính, khoa Tâm thần các bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận các “sâu rượu” đến điều trị vì loạn thần và nhiều biến chứng khác do dùng rượu lâu ngày gây ra.

Hàng năm, đến hẹn lại lên, bắt đầu từ giữa tháng 12, lượng bệnh nhân vào Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu vì ngộ độc rượu bắt đầu tăng. 

Mặc dù năm 2017 cả nước xảy ra 10 vụ ngộ độc rượu với 115 người phải nhập viện, trong đó 11 người tử vong, ngành Y tế đã có nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm do ngộ độc rượu nhưng sang năm 2018 nhiều vụ ngộ độc rượu tiếp tục xảy ra dẫn đến những cái chết thương tâm.

Thống kê của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2018 cả nước có 91 vụ ngộ độc khiến hơn 2.700 người phải nhập viện, trong đó có 15 ca tử vong. Phần lớn số người chết kể trên là do ngộ độc rượu.

Một số vụ nghiêm trọng đã xảy ra như: vụ 3 người chết tại Nghệ An do uống rượu ngâm rễ cây không rõ loại (tháng 3/2018); vụ 4 người chết tại Quảng Nam sau khi uống rượu từ lò tự nấu (tháng 3/2018); tháng 9/2018 tại Nghệ An tiếp tục có 1 ca tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây không rõ loại… rất nhiều nạn nhân khác đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng do rượu gây ra.

Con số thống kê trên của Cục An toàn Thực phẩm mới là sơ bộ và đó là những trường hợp được báo cáo, có nhập viện. Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp ngộ độc do rượu bia ở không ít địa phương do chưa báo cáo, hay mức độ nhẹ chưa được công bố.

Không chỉ vậy, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 30 loại bệnh do sử dụng rượu, bia. Loại đồ uống này cũng là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. WHO cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt Nam là cao so với các quốc gia khác trong khu vực.

Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất (lượng rượu bia quy đổi) trong một năm. Con số tương ứng ở Mông Cổ là 7,4 lít; Trung Quốc 7,2 lít; Campuchia 6,7 lít; Philippines 6,6 lít và Singapore là 2 lít. Chỉ tính trong năm 2016, việc lạm dụng rượu, bia ở nước ta dẫn tới 79.000 ca tử vong...

Theo các bác sĩ, sử dụng rượu, bia lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể, gây ra các căn bệnh về gan, thần kinh,.... Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ trở nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng một bệnh.

Đặc biệt vào thời điểm trước và sau Tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia thường tăng cao, trong số đó, chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa, men gan tăng, viêm gan, xơ gan, viêm tụy…

Tăng cường kiểm soát rượu trôi nổi

Mặc dù các vụ ngộ độc rượu vẫn liên tục xảy ra, nhưng một bộ phận người dân vẫn vô tư, thản nhiên sử dụng mà không hề quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng của rượu. Tại các quán tạp hóa nào từ nhỏ đến lớn nơi đâu cũng bán rượu gạo.

Nhiều chủ tạp hóa cho biết họ lấy rượu từ các lò ở địa phương này đem về bán, chủ yếu là tin tưởng nhau chứ cũng không biết rõ chất lượng rượu ra sao, có an toàn hay không. Nhiều lò rượu, các quán ăn còn mua các loại sâm, rễ cây được cho là tốt cho sức khỏe về tự ý ngâm rượu để bán.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, tình hình buôn lậu, buôn bán rượu, bia không có nguồn gốc diễn ra với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Đặc biệt là tình trạng rượu nhập lậu không hóa đơn chứng từ.

Rượu nhập lậu được đưa vào thị trường Việt Nam chủ yếu qua các tuyến biên giới Tây Nam và miền Trung. Ngoài ra vào dịp cuối năm, nhất là Tết Nguyên đán, khi nhu cầu tiêu thụ rượu tăng cao, số lượng rượu giả, rượu lậu theo con đường “xách tay” vào thị trường tăng lên đáng kể. Hiện nay trên thị trường có khoảng trên 70% là rượu tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Trước thực trạng đáng báo động về ngộ độc rượu trong dịp trước và sau Tết, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nhận định: “Vào dịp cuối năm số vụ ngộ độc do rượu bia có xu hướng tăng cao. Tình trạng ngộ độc thường gặp ở 2 loại rượu ethanol và methenol, nhưng ngộ độc từ các loại rượu ngâm các loại cây (không rõ loại) có chứa độc tố tự nhiên đang gây ra nguy hiểm khôn lường cho người sử dụng”.

Để hạn chế nguy cơ ngộ độc rượu vào dịp lễ Tết, dịp đầu xuân, Cục An toàn thực phẩm đang đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra xử lý các loại rượu không nhãn mác, gian lận thương mại. Cụ thể từ ngày 1/1/2019, 6 đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) nói chung và rượu nói riêng sẽ ra quân kiểm tra ATTP dịp Tết nguyên đán.

Cùng với đó là các đoàn liên ngành của các địa phương cũng bắt đầu vào đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra đảm bảo ATTP dịp Tết. Thế nhưng, ngay từ đầu quý IV này (tháng 10/2018), Hà Nội đã ráo riết triển khai các hoạt động kiểm tra ATTP.

Ngay từ đầu quý IV/2018, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP đã được tăng cường. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội đã cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP của thành phố, đoàn chấm điểm thi đua năm 2018 tại Ban chỉ đạo ATTP tại 30 quận/huyện/thị xã.

Chỉ tính riêng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội đã thành lập 2 đoàn thanh, kiểm tra ATTP dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, cơ sở thực phẩm khác. Tổng số cơ sở được thanh, kiểm tra là 135 cơ; phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 23 cơ sở; tổng số tiền phạt là 155.320.000 đồng.

Cùng đó, công tác kiểm nghiệm và phòng chống ngộ độc thực phẩm thời gian này cũng được đẩy mạnh. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm tại labo 35 mẫu. Kết quả xét nghiệm 25/35 mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh.

Đối với công tác xét nghiệm nhanh, sử dụng hiệu quả 5 xe ô tô xét nghiệm nhanh, tổng số xét nghiệm 956/1007 (chiếm 95%) mẫu đạt. Các xét nghiệm nhanh khác là 246/257 mẫu đạt…

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.