Bệnh không lây nhiễm đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam

Điều trị cho một bệnh nhân bị đái tháo đường trong tình trạng nặng tại Bệnh viện Bạch Mai
Điều trị cho một bệnh nhân bị đái tháo đường trong tình trạng nặng tại Bệnh viện Bạch Mai
(PLO) - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Việt Nam không phải ngoại lệ, bởi cứ 10 ca tử vong thì có gần 8 ca là do bệnh không lây nhiễm.

77% trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm

Theo đại diện Bộ Y tế, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm và những gánh nặng mà các bệnh này gây ra. 

Ước tính năm 2016, cả nước có 549.000 ca tử vong các loại trong đó 77% là tử vong là do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh tim mạch (31%), ung thư (19%), đái tháo đường (4%) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (6%).

Đáng lưu ý, hiện nay nhiều người phát hiện ra bệnh ung thư, tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh hô hấp… vẫn ở giai đoạn muộn. Bên cạnh đó, số lượng người bệnh rối loạn tâm thần được chữa trị còn rất thấp, cứ 10 người chỉ có 2-3 người được điều trị, chủ yếu mới điều trị động kinh và tâm thần phân liệt, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế. Với bệnh ung thư, 70% bệnh nhân mắc ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn, do đó tỷ lệ tử vong sớm do bệnh này rất cao...

Theo Tiến sỹ Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người bệnh. Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm chủ yếu do 5 yếu tố nguy cơ chính: Dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực, sử dụng thuốc lá, sử dụng rượu bia ở mức độ có hại và ô nhiễm môi trường.

Tại Việt Nam, số liệu điều tra năm 2015 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm 45,3%; hiện có tới 77% nam giới uống rượu, bia và gần một nửa (44%) nam giới uống ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với mức khuyến nghị của WHO; khoảng 1/3 dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và 16% người trưởng thành bị thừa cân béo phì.

Gia tăng gánh nặng tới xã hội

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện, gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng suất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe cộng đồng. 

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu ở các góc độ khác nhau đã phần nào phản ánh được mức độ tổn thất rất lớn về kinh tế, xã hội do bệnh không lây nhiễm gây ra.  Theo Quỹ Đái tháo đường quốc tế, năm 2013 ước tính chi phí y tế cho 1 bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam là khoảng 127,8 USD, như vậy nếu chăm sóc điều trị cho toàn bộ số người hiện mắc đái tháo đường ở Việt Nam thì mỗi năm sẽ tiêu tốn khoảng 419 triệu USD (khoảng 8.400 tỷ đồng).

Đặc biệt, việc điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm cũng có chi phí cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh khác do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu và bệnh có nhiều biến chứng. 

Chính vì vậy, bệnh không lây nhiễm đe doạ sự phát triển bền vững, khi những nguy cơ về nghèo đói hiển hiện do bệnh tật gây ra. 

Bệnh không lây nhiễm là bệnh mạn tính, khi đã mắc thường phải điều trị lâu dài thậm chí suốt đời, rất tốn kém cho tài chính của từng bệnh nhân, gia đình. Chưa kể các chi phí gián tiếp đi kèm như công chăm sóc, chi phí - thời gian đi lại… nhất là khi bệnh nhân mắc các bệnh nặng (ung thư giai đoạn muộn, đột quỵ…) khiến nhiều gia đình bị nghèo hoá.

Theo một nghiên cứu khác, năm 2012 riêng tổng chi phí trực tiếp cho điều trị 6 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam (trong đó có 5 bệnh liên quan đến rượu bia) đã lên tới 25.789 tỷ đồng.

Trước thực tế trên, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ để từng bước giải bài toán gánh nặng do bệnh không lây nhiễm, góp phần giảm bớt tàn tật và tử vong sớm do một số bệnh không lây nhiễm. 

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025. 

Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng bệnh không lây nhiễm. Chương trình cũng nhằm huy động nguồn lực tập trung cho 11 lĩnh vực sức khỏe ưu tiên để nâng cao sức khỏe cho người dân, giải quyết các yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng, vận động thể lực và phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang xây dựng cổng thông tin điện tử của Chương trình Sức khỏe Việt Nam (suckhoetoandan.vn) để truyền thông nâng cao nhận thức, đồng thời cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân biết tự đánh giá nguy cơ, dự phòng, phát hiện sớm bệnh và tự chăm sóc sức khỏe, tuân thủ điều trị tại gia đình./.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.