Cảnh báo bùng dịch đau mắt đỏ mùa tựu trường

Viêm kết mạc cấp 10 ngày không khỏi, bệnh nhi được gia đình cho đi khám lại.
Viêm kết mạc cấp 10 ngày không khỏi, bệnh nhi được gia đình cho đi khám lại.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo chuyên gia, khi các trường học đồng loạt bắt đầu bước vào năm học mới có thể khiến bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan hơn trong học sinh. Năm nay, tỷ lệ số ca đau mắt đỏ thể nặng xu hướng cao hơn...

Nhiều trẻ mắc đau mắt đỏ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong hơn 1 tháng trở lại đây, số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng. Mỗi ngày, phòng khám Mắt của bệnh viện tiếp nhận từ 15 - 20 ca viêm kết mạc cấp. Đỉnh điểm có những ngày phòng khám tiếp nhận khoảng 80 bệnh nhân đến khám bệnh lý về mắt thì có tới 30 - 40% ca bị đau mắt đỏ với những triệu chứng điển hình, như: mắt sưng đỏ, cộm, đau nhức chảy nước mắt, ra nhiều gỉ hay dịch tiết dính...

Theo bác sĩ Ngô Trung Thanh, Trưởng Khoa Mắt bệnh viện, bệnh viêm kết mạc cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hè thu, dễ lây lan trong cộng đồng và bùng phát thành dịch. Một số trường hợp viêm kết mạc cấp có thể kèm triệu chứng sốt, nổi hạch, viêm đường hô hấp trên, chủ yếu ở trẻ nhỏ. Điều đáng nói là năm nay, số ca đau mắt đỏ thể nặng có tỷ lệ cao hơn so với mọi năm.

"Số ca đau mắt đỏ tăng đột biến khoảng 1 tháng trở lại đây, chủ yếu là ở trẻ em trong độ tuổi mầm non (dưới 5 tuổi). Có gia đình cả nhà 4, 5 người đều mắc do trẻ tiếp xúc với bạn bè bị đau mắt đỏ ở trường rồi sau đó lây cho người thân trong gia đình. Thông thường, viêm kết mạc cấp sẽ khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị, tuy nhiên năm nay nhiều trường hợp bị nặng hơn ở thể viêm kết giác mạc phải điều trị từ 10 - 20 ngày. Trong đó có những bệnh nhân tự mua thuốc điều trị gây biến chứng loét giác mạc, tăng nhãn áp, thậm chí có trường hợp biến chứng không điều trị kịp thời gây sẹo giác mạc, ảnh hưởng tới thị lực", bác sĩ Thanh thông tin.

Điển hình là trường hợp bệnh nhi N.A.D (3 tuổi) mắt phải bị viêm kết mạc ngày thứ 10, được đưa đi khám lại vì mắt vẫn đỏ cộm, nhiều gỉ dính, khó mở mắt. Bác sĩ chẩn đoán mắt phải bệnh nhi bị viêm giác mạc cần được điều trị tích cực.

Bố bệnh nhi cho biết, cháu D đi mẫu giáo bị lây đau mắt đỏ từ các bạn ở lớp. Ban đầu gia đình nghĩ bệnh đơn giản nhưng trẻ bị 10 ngày vẫn không đỡ, tiếp tục đỏ cộm, đau nhức, gỉ vàng nhiều khiến mi mắt dính chặt khó mở, cháu khó chịu nên hay dụi mắt, quấy khóc.

Tương tự, trong tuần cuối của tháng 8 vừa qua (từ ngày 28/8 đến 31/8), Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM đã thăm khám 188 trường hợp bệnh đau mắt đỏ. Các bác sĩ nhận định, mùa tựu trường, khi các trường học đồng loạt bắt đầu bước vào năm học mới có thể khiến bệnh dễ lây lan hơn.

Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, chỉ trong vòng 1 tháng, bệnh viện tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp. Trong đó 10 - 20% trẻ gặp biến chứng nặng như: Có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

Khuyến cáo phòng đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mi. Nguyên nhân chủ yếu do Adenovirus gây ra. Bệnh dễ lây bệnh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bệnh, qua các vật trung gian khi sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh. Giống như các bệnh hô hấp do virus gây ra, viêm kết mạc cấp sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, bệnh lý cấp tính này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.

Bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Nhi đồng 2 khuyến cáo, bệnh đau mắt đỏ ở trẻ thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, do thay đổi thời tiết, virus và vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp bao gồm mắt đỏ do xung huyết kết mạc, cộm xốn mắt như có cát trong mắt, kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, dịch tiết dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh - vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn), sáng ngủ dậy trẻ khó mở mắt. Bên cạnh đó trẻ có thể kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt nhẹ... Đặc biệt trẻ có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc) gây chảy máu.

Phương pháp điều trị hiện nay gồm rửa mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9 %, nhỏ thuốc, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh viêm kết mạc là bệnh dễ lây lan nhưng phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa cho trẻ bằng cách: Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay. Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) để rửa mắt khi đi bên ngoài về. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để sớm được thăm khám.

Người mắc bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với mọi người xung quanh, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người. Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là hai bàn tay, dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, vỏ gối. Khi khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...