Tiếp nhận 80 ca bệnh 1 ngày, bác sĩ cảnh báo dịch đau mắt đỏ

Trẻ bị sưng nề, nước mắt chảy dịch hồng do viêm kết mạc.
Trẻ bị sưng nề, nước mắt chảy dịch hồng do viêm kết mạc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) những ngày qua trung bình tiếp nhận thăm khám cho 80 bệnh nhân/ngày. Đáng chú ý có nhiều ca gặp biến chứng nặng phải nhập viện điều trị.

Theo Phòng khám Mắt - Bệnh viện Bãi Cháy, người bệnh bị đau mắt đỏ thường có biểu hiện đặc trưng như: mắt đỏ, cộm chói, mi mắt bị sưng, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ, kết mạc phù nề, có nhú, có giả mạc, thậm chí mờ mắt. Ngoài ra người bệnh bị đau mắt đỏ có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch trước tai…

Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bị bệnh…). Đặc biệt, trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ và có nguy cơ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Điển hình là trường hợp của bệnh nhi N.V.M.N (2 tuổi) bị viêm kết mạc, đã tra thuốc ở nhà 5 ngày nhưng không đỡ. Bệnh nhi bị sưng nề hai mắt, cộm, vướng, nước mắt chảy dịch hồng, kết mạc cương tụ, nhú gai, giả mạc kết mạc mi dày, giác mạc viêm trợt rải rác. Bệnh nhi được bác sĩ chẩn đoán đau mắt đỏ biến chứng viêm giác mạc, điều trị bóc giác mạc, kháng sinh, giảm đau, chống viêm.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh đau mắt đỏ.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh đau mắt đỏ.

Trường hợp khác bị đau mắt đỏ gặp biến chứng viêm giác mạc là bệnh nhân L.V.Đ (33 tuổi), đến khám với tình trạng giác mạc phù, chấm viêm nhu mô rải rác, sợi giác mạc 1/3 trên mắt trái.

Bác sĩ Nguyễn Hải Dương – Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: “Nhiều trường hợp người lớn và trẻ nhỏ đến bệnh viện thăm khám gặp biến chứng viêm giác mạc phải nhập viện điều trị. Mắt người bệnh có thể phù đỏ, xuất hiện giả mạc (lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông, đôi khi hình thành viêm loét trên giác mạc… ảnh hưởng đến thị lực, sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, một số trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, hình thành sẹo trên giác mạc, giảm thị lực vĩnh viễn”.

Dịch đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, lây lan, bùng phát mạnh do virus Adeno gây ra. Bệnh thường khởi phát đột ngột, rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi bùng phát dịch đau mắt đỏ. Nếu điều trị đúng cách, kịp thời người bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 10-14 ngày. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không theo tư vấn, đơn kê của bác sĩ dẫn đến bệnh kéo dài không khỏi, tăng nặng, biến chứng viêm giác mạc.

Để hạn chế lây nhiễm đau mắt đỏ cho mọi người xung quanh và biến chứng nguy hiểm, bác sĩ khuyến cáo người dân:

- Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như: đồ ăn – uống, chậu – khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ.

- Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt.

- Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc.

- Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi…

- Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt. Trẻ bị đau mắt đỏ nên nghỉ học để chăm sóc tại nhà.

- Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh như đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn… cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn, điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.