Canada với tham vọng “Thung lũng Silicon” nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp - “chiêu” mới hút khách ở Canada
Du lịch nông nghiệp - “chiêu” mới hút khách ở Canada
(PLO) - Tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh cùng những tác động xấu của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu đang khiến hoạt động sản xuất lương thực - thực phẩm ngày càng trở nên khó khăn. Bởi vậy, ngành nông nghiệp đang dần trở thành một trong những ngành chủ chốt trong thương mại và kinh tế toàn cầu. 

Theo các chuyên gia về lương thực, thực phẩm hàng đầu Canada, quốc gia này cần tận dụng cơ hội để phát triển ngành nông nghiệp vì đây là ngành có triển vọng lớn và trong tương lai sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. 

Tham vọng cách mạng nông nghiệp…

Ông Evan Fraser - Viện trưởng Viện Thực phẩm của Đại học Guelph - cho rằng “ngành nông nghiệp Canada đang ở đỉnh cao của cuộc cách mạng công nghiệp mới và Ottawa cần tận dụng cơ hội này”. Chiến lược kinh tế dài hạn được đề xuất cho chính phủ gần đây của Hội đồng Tư vấn về Tăng trưởng Kinh tế của đảng Dân chủ cũng có những nét tương đồng với quan điểm của Viện trưởng Fraser. 

Một báo cáo cho biết sự gia tăng sản lượng nông sản và lương thực - thực phẩm xuất khẩu của Canada sẽ đóng góp thêm 30 tỷ USD cho doanh thu xuất khẩu toàn cầu, tương đương với gần 2% GDP hiện tại. Viện trưởng Fraser cho rằng với đất đai rộng lớn và nguồn nước ngọt dồi dào, Canada có thể trở thành quốc gia đi đầu toàn cầu trong ngành nông nghiệp cung cấp lương thực - thực phẩm nếu có sự trợ giúp của các khoản đầu tư từ ngân sách liên bang. 

Ông Evan Fraser cũng khẳng định rằng, cũng như các ngành công nghiệp khác, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Sự tiến bộ và phát triển của công nghệ tự động hóa và phân tích dữ liệu hứa hẹn sẽ tạo ra sản lượng lớn hơn trên diện tích đất nhỏ hơn.

Theo Viện trưởng Fraser, “một chiếc máy kéo tự vận hành trồng đúng hạt giống vào đúng thời điểm và cung cấp đúng số lượng phân bón hoặc một chuồng gia súc tự động theo dõi tình hình sức khỏe của bò và điều chỉnh lượng thức ăn và chế độ ăn mà bò nhận được sẽ đem lại lợi ích lớn hơn một chiếc máy kéo vận hành bằng con người, hay một chuồng gia súc cần nhân công chăm sóc”. 

Ông cũng hy vọng có thể tạo ra “Thung lũng Silicon” cho ngành nông nghiệp cung cấp lương thực - thực phẩm ở Canada, đem lại những đột phá mới, tạo nhiều công ăn việc làm và có tiềm năng tăng trưởng bền vững. “Canada cần đầu tư và phát triển Internet tốc độ cao và truyền dẫn băng thông rộng ở vùng nông thôn vì nếu máy kéo tự động và nông dân không thể lấy dữ liệu ở nông trại thì tất cả công nghệ đều sẽ vô tác dụng”. Công nghệ phân tích dữ liệu và cơ sở hạ tầng xử lý dữ liệu cũng cần được mở rộng và phát triển để phục vụ cho sự tăng trưởng của ngành này. 

… bài toán khó về lao động

Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, cuộc cách mạng công nghệ của ngành nông nghiệp và lương thực – thực phẩm cũng chính là mối đe dọa đối với những công việc thủ công truyền thống. “Không có công nghệ nào là thuốc chữa bách bệnh và đây cũng không phải là trường hợp ngoại lệ”, ông Fraser cho hay. 

Giới chức liên bang Canada đã cảnh báo rằng xu hướng sản xuất phụ thuộc vào máy móc sẽ “ngốn” khoảng từ 1,5-7,5 triệu việc làm của nền kinh tế Canada trong những năm tới đây. Theo những tài liệu được chuẩn bị để hỗ trợ các quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Việc làm và Phát triển Xã hội Canada (ESDC), nguy cơ bị “xóa sổ” cao nhất thuộc về những đầu việc mang tính chu kỳ như lắp ráp ô tô theo dây chuyền. Thậm chí, cả những lao động có tay nghề cao như cố vấn tài chính hay nhà báo cũng phải đối mặt với mối lo bị thay thế bởi các chương trình phần mềm và robot. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với Ottawa trong việc giúp đỡ những lao động bị mất việc làm. 

Sunil Johal, Giám đốc về chính sách của Trung tâm Mowat thuộc Trường Đại học Toronto nhận định đã có những dấu hiệu cho thấy sự phát triển của công nghệ và tự động hóa đang gây ảnh hưởng đến người lao động.

Theo chuyên gia này, có một thực tế là người dân Canada đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khóa học về kỹ năng, về bảo hiểm lao động và những dịch vụ công cộng khác. Chính phủ Canada cần xem xét việc mở rộng quy mô tiếp cận đối với các chương trình đào tạo hiện có, tạo ra những chương trình nhằm bảo vệ thị trường lao động như ban hành quy định về mức lương tối thiểu đối với các nhà thầu độc lập, đồng thời cung cấp nguồn tín dụng khẩn cấp cho những cá nhân có nhu cầu tài chính trong ngắn hạn.

Bộ trưởng Lao động Canada Patty Hajdu nói rằng Ottawa đang tìm kiếm giải pháp nhằm giúp đỡ những ngành nghề đang thiếu lao động của Canada và định hướng người dân đi vào những lĩnh vực đang phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.