Cần Thơ: Quyết liệt phòng chống sốt xuất huyết

Cần Thơ:  Quyết liệt phòng chống sốt xuất huyết
(PLO) - Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang “hoành hành”, diễn biến ngày càng phức tạp, UBND TP Cần Thơ, Sở Y tế và các ngành chức năng khẩn trương lên kế hoạch triển khai chiến dịch quyết liệt phòng chống SXH. Đồng thời, xử lý những trường hợp không thực hiện phòng chống dịch, cố ý để dịch bệnh phát triển.

Không để SXH bùng phát thành dịch lớn

Hiện nay, cả nước đang bước vào mùa dịch sốt xuất huyết, bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở nhiều tỉnh thành. Từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 58.000 ca SXH, trong đó hơn 49.000 ca nhập viện và 17 ca tử vong. So với cùng kỳ 2016, số ca SXH nhập viện tăng hơn 11% và tử vong tăng 3 trường hợp. Riêng ở Cần Thơ, dịch bệnh này cũng đang “tấn công” mạnh mẽ. Trong 7 tháng đầu năm 2017, có 724 trường hợp mắc, so cùng kỳ năm 2016, tăng gấp 1,6 lần. Theo dự báo của các chuyên gia nếu không phòng chống quyết liệt và triệt để, bệnh SXH có khả năng bùng phát thành dịch lớn khi bước vào cao điểm những tháng cuối năm.

Nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch sốt xuất huyết phần lớn là do thời tiết thất thường, tạo điều kiện dịch bệnh phát triển, người dân chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của dịch, tự điều trị ở nhà khi phát hiện trẻ bị sốt, đến khi bệnh chuyển nặng mới đưa vào bệnh viện. Nhiều nơi còn nước tù, nước đọng tạo môi trường cho lăng quăng phát triển. Nhận thức được điều đó, UBND TP Cần Thơ, Sở Y tế và các ngành chức năng đã có nhiều văn bản quyết liệt yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng, phòng chống SXH.

Để người dân ý thức được mức độ nguy hiểm của SXH, biết được các biện pháp phòng chống dịch, bà Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ yêu cầu các đơn vị tăng cường tuyên truyền bằng hình thức treo băng rôn, phát thông điệp phòng, chống SXH thường xuyên và liên tục. Cung cấp đầy đủ thông tin để người dân thấy được tầm quan trọng của công tác diệt muỗi, diệt lăng quăng tự phòng, chống bệnh. Khi trong nhà có người bị sốt phải đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, cần khẩn trương xây dựng kế hoạch phun hóa chất diệt muỗi, diệt lăng quăng trên diện rộng, đến tận ấp, khu vực, xã, phường, thị trấn có ca bệnh, ổ dịch đang gia tăng.

Tại các cơ sở y tế có giường bệnh cần chuẩn bị đủ giường bệnh, thuốc điều trị, dịch truyền, máu sẵn sàng điều trị trong mọi tình huống. Đặc biệt chú ý không để xảy ra tử vong do thiếu tinh thần trách nhiệm, điều trị không đúng phác đồ, thiếu thuốc, dịch truyền…

Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện

Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu, mỗi gia đình, mỗi người dân cần nhận thức đúng về SXH và có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Thực hiện căng băng rôn kêu gọi diệt lăng quăng tại các đơn vị, trường học, đường phố… Các địa phương phải nhanh chóng ra quân phát động chiến dịch diệt lăng quăng. Lãnh đạo địa phương rà soát những nơi không ra quân diệt lăng quăng để có cơ sở xử lý. Phê bình những cá nhân, gia đình, cơ sở không thực hiện chiến dịch. Đồng thời, căn cứ theo thẩm quyền có thể xử phạt hành chính theo quy định đối với các trường hợp không thực hiện nghiêm về phòng chống dịch bệnh, cố tình để lăng quăng phát triển có khả năng tạo thành dịch SXH tại địa phương. Ngoài ra, việc phun xịt chỉ tập trung vào các ổ dịch đã hình thành để nhanh chóng dập tắt dịch. Bên cạnh đó, các địa phương cần lưu ý, không thể trông chờ vào các đợt xịt thuốc đại trà mà phải có sự tham gia của toàn dân mới đẩy lùi được dịch. UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn.

Đọc thêm

TP HCM ghi nhận thêm hơn 100 ca mắc sởi

Ảnh minh họa: Báo Sức khỏe và đời sống
(PLVN) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, trong tuần qua, số ca sốt phát ban nghi sởi tại địa phương tăng gần 54% so với bình quân 4 tuần trước đó.

Bộ Y tế đề xuất loạt chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Y tế đang xây dựng đề xuất tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, tăng tiền trực, tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay. Đồng thời đề xuất hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn bản theo hệ số mức lương tối thiểu vùng.

Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'

Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'
(PLVN) - Bệnh viện thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, sự hướng dẫn tận tình, phục vụ ân cần chu đáo từng bước tạo nên “thương hiệu riêng” cho Bệnh viện. Từ đó, được lòng tin, tín nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân”, Thượng tá, Bác sĩ Mã Hồng Anh - Giám đốc Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu chia sẻ.

Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày

Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày
(PLVN) - Có thể không ít người sẽ bất ngờ khi những thực phẩm chúng ta có thể ăn, uống hằng ngày, theo gợi ý sau đây của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lại là "khắc tinh" của chì, thủy ngân.

Ngư dân 70 tuổi thoát 'cửa tử' nhờ chiến sỹ Trường Sa

Ngư dân 70 tuổi thoát 'cửa tử' nhờ chiến sỹ Trường Sa
(PLVN) - Quá trình khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa, ông Trần Đi (70 tuổi, ngư dân tỉnh Bình Định) bị dây lưới quấn vào chân, gây đứt gần lìa cổ chân phải. Ông may mắn được các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) ứng cứu kịp thời...

Bộ Y tế ra chỉ đạo mới về bệnh sởi

Bộ Y tế ra chỉ đạo mới về bệnh sởi
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.

Các cách hữu hiệu để tránh say tàu xe?

Các cách hữu hiệu để tránh say tàu xe?
(PLVN) - Say tàu xe là nỗi ám ảnh với rất nhiều người trong mỗi chuyến đi, điều này không chỉ tác động đến thể chất mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của người không may vướng phải tình trạng này. Vậy cách nào để đối phó với nó?