Cần thể hiện trách nhiệm một cách tỉnh táo

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Sự kiện bất ổn môi trường dẫn đến cá chết hàng loạt thời gian qua ở vùng miền các tỉnh miền Trung nước ta đã và đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Thế nhưng, bên cạnh tuyệt đại đa số những nỗ lực, cố gắng đầy tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như nhân dân, đã và đang có những kẻ cố tình lợi dụng, kích động, đẩy vụ việc sang chiều hướng tiêu cực...

Là một quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài và nhiều tiềm năng, mỗi ngày nước ta có hơn 2 triệu người dân làm ăn, sinh sống trên biển. Sự cố môi trường biển nghiêm trọng xảy ra những ngày qua là nỗi lo lắng, bức xúc của không chỉ hơn 2 triệu người dân ấy mà còn là nỗi tâm tư chung của mọi người dân yêu nước, biết trân trọng giá trị của môi trường. 

Ngay khi phát hiện sự việc, Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương ngay lập tức đã tập trung nỗ lực cao độ xem xét, tìm các biện pháp xử lý, khắc phục, sớm ổn định đời sống người dân. Thế nhưng... 

Nhiệt tình kiểu “bất thường” 

Theo dõi tình hình thời sự trong nước, có thể dễ nhận thấy trong nhiều ngày nghỉ cuối tuần gần đây, không ít các đối tượng xấu đã manh động “tổ chức phát động” những hoạt động với nhiều tên gọi như “xuống đường vì môi trường”, “chọn cá không chọn thép”... 

Thậm chí, trên nhiều trang mạng xã hội, những kẻ này còn không ngần ngại tung những lời dụ dẫn ma mị, lừa phỉnh, hô hào cổ súy cho một cuộc “tổng biểu tình”, “xuống đường bảo vệ môi trường biển Việt Nam, bảo vệ sự sống cho chính chúng ta và gia đình”… 

Nguy hiểm hơn, những lời “kêu gọi” ấy dần dần “lèo lái” sang góc độ chính trị, cố tình gán ghép với một sự kiện lớn được toàn dân quan tâm là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 — 2021 với chiêu bài “môi trường biển sạch, môi trường bầu cử minh bạch”... rồi hô hào tụ tập, tuần hành nêu kháng nghị... 

Trên mạng internet còn xuất hiện cái gọi là “thư ngỏ” với nội dung kích động mọi người xuống đường tập hợp vào ngày 1/5 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, hô hào “mọi người ở bất cứ nơi nào có thể biểu thị với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản facebook”. 

Mượn danh “bảo vệ môi trường”, thư ngỏ này đề dẫn: “Chưa khi nào Việt Nam phải đối mặt cùng lúc với nhiều thảm họa về môi trường đến như thế. Vì nhiều lý do như: đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, thay đổi khí hậu… Và nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu sự quan tâm của chính mỗi người dân đến môi trường sống của mình”, từ đó thư “khuyên người dân xuống đường”… 

Lật tẩy những “trò hề”

Những ngày qua, Công an hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đã kịp thời phát hiện, đấu tranh, khai thác 2 đối tượng là Trương Minh Tam (trú tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội) và Chu Mạnh Sơn (trú ở Yên Thành, Nghệ An) có hành vi thu thập thông tin, hình ảnh để tán phát trên Internet nhằm kích động người dân tuần hành. 

Đây không phải là lần đầu tiên âm mưu, thủ đoạn kích động tuần hành, tụ tập để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch bị phát hiện. 

Một báo cáo của cơ quan an ninh (Bộ Công an) cho biết: Từ năm 2005 đến nay, một số tổ chức NGO có liên quan trực tiếp tới dân chủ và “hoạt động lật đổ” như Quỹ Dân chủ quốc gia (NED), Viện Dân chủ quốc gia (IRI), Trung tâm đoàn kết lao động quốc tế Mỹ (ACILS), Viện quốc tế Đảng Cộng hòa… đã vào Việt Nam nhằm “dựng lên các nhóm chính trị, tổ chức dân sự, các phong trào nhằm tạo dựng lực lượng chính trị trước các cuộc bầu cử, chuẩn bị cho việc xuống đường, biểu tình, tổng đình công… gây sức ép với Đảng và Chính phủ, tiến tới thay đổi chế độ XHCN ở Việt Nam”. 

Tổ chức phản động Việt Tân và các tổ chức phản động khác từng đưa lực lượng từ Việt Nam sang một số nước Đông Nam Á để huấn luyện phương thức lật đổ theo kiểu “cách mạng màu”, “đấu tranh bất bạo động”. 

Chúng từng mở 4 khóa huấn luyện tại TP Hồ Chí Minh cho hàng chục trí thức, sinh viên và từ trước năm 2012 đã hình thành các nhóm và chi bộ “Việt Tân”, tổ chức nên Hội dân oan chuyên móc nối, lôi kéo những người khiếu kiện, phát triển lực lượng ở các khu công nghiệp lớn. 

Các thế lực phản động còn tổ chức nhiều đợt thu thập chữ ký vào thỉnh nguyện thư với qui mô lớn gửi chính quyền Mỹ. Đặc biệt từ sau Đại hội XI của Đảng, cơ quan công an đã thu được nhiều bằng chứng xác thực về âm mưu của Việt Tân và các tổ chức phản động lợi dụng các cuộc biểu tình “phản đối Trung Quốc” để tập dượt “cách mạng sắc màu” ở Việt Nam. 

Trách nhiệm và tỉnh táo 

Thực tế đó cho thấy, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, thể hiện trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình một cách tỉnh táo, đúng đắn, không nên chủ quan, vô hình trung tiếp tay cho những âm mưu, thế lực đen tối. 

Trước những lời kích động “tổng biểu tình vì môi trường”, thiết nghĩ mỗi chúng ta đừng vội quên rằng vào tháng 5/2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta, lợi dụng sự bức xúc, lòng yêu nước của đồng bào cả nước, một số tổ chức phản động đã lôi kéo người dân tụ tập, gây ra các cuộc tuần hành ở nhiều tỉnh, thành. 

Dưới sự kích động của chúng và sự thiếu tỉnh táo của không ít người dân, các cuộc tuần hành đã dần chuyển sang quá khích, đập phá tài sản, máy móc của các doanh nghiệp, thậm chí xảy ra nạn trộm cắp, hôi của. Không chỉ làm xảy ra chết người, bị thương nhiều người, làm hàng trăm doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà hoạt động của một số doanh nghiệp bị gián đoạn, hàng nghìn lao động Việt Nam bị mất việc làm. 

Nguy hại hơn, sau đó chính chúng ta đã phải chi một số tiền bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp rất lớn, tính bằng con số hàng triệu USD. Sự việc cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư, làm giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Trước những âm mưu, thủ đoạn lôi kéo người dân tụ tập, tuần hành hiện nay, mỗi chúng ta cần phải tỉnh táo, cảnh giác, đề cao trách nhiệm công dân, không tham gia, ủng hộ những lời kêu gọi, tiếp tay cho kẻ xấu, làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để kẻ xấu lợi dụng làm phức tạp tình hình nhằm phá hoại cuộc bầu cử hoặc gây ra các sự cố gây rối, phá hoại như cách đây 2 năm.

Bên cạnh đó, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, cùng chính quyền tháo gỡ khó khăn, giúp ngư dân miền Trung ổn định sản xuất; đồng thuận để giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống bình yên của mỗi người dân Việt Nam. 

Cần hết sức cảnh giác với những “thư ngỏ”, “lời bạch” với nội dung kêu gọi, kích động người dân xuống đường, mượn chiêu bài “chung tay bảo vệ môi trường”, phản ứng trước “thảm họa cá chết hàng loạt” ở biển miền Trung song thực chất đằng sau đó là âm mưu nguy hiểm của kẻ xấu. Các đối tượng xấu lợi dụng sự bức xúc của người dân, sự thiếu kiềm chế và nhiều khi là suy nghĩ và hành động theo đám đông để kéo họ xuống đường, tụ tập, từ đó gây sức ép đến các cấp chính quyền và kích động, gây ra những hành vi phá rối nguy hiểm. 

Yêu nước là điều đáng quý, là lẽ thiêng liêng. Bức xúc trước môi trường bị xâm hại, đời sống người dân bị ảnh hưởng tiêu cực là điều cần thiết song sẻ chia với đồng bào bị thiệt hại như thế nào cho đúng mực, đúng quy định chứ không nên mắc mưu, tiếp tay cho sai phạm. 

Hành động dưới danh nghĩa “yêu nước, bảo vệ môi trường” mà không đúng là vừa vi phạm pháp luật, vừa gây mất trật tự, an ninh kinh tế, ảnh hưởng đến vấn đề chính trị, ngoại giao, tự ta làm hại ta, phải hết sức cảnh giác. Trái lại, cần bình tĩnh, để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý đúng pháp luật, có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ đời sống nhân dân. 

Như cha ông ta đã dạy, dũng khí cần song hành với mưu lược, nhiệt huyết phải song hành với sự tỉnh táo, có trái tim nóng cùng cái đầu tỉnh táo, có lý trí suy xét đúng- sai, phải - trái. Thể hiện trách nhiệm một cách tỉnh táo, có lý trí, đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ chính là thái độ cần có, nên có của mỗi công dân yêu nước chân chính...

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.