Cần liên kết để chống thực phẩm bẩn

Cần liên kết để chống thực phẩm bẩn
(PLO) - Đến năm 2020, dự báo Việt Nam phát sinh 200.000 ca ung thơ mới, trong đó 35% số ca do thực phẩm không an toàn. Do vậy, chống thực phẩm bẩn là nhiệm vụ cấp bách như chống tham nhũng, lãng phí.

Sáng nay (4/5), nhiều chuyên gia và nhà quản lý tham gia Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp phải làm gì trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn” do Báo Diễn đoàn Doanh nghiệp tổ chức đều khẳng định như vậy.

Thực phẩm bẩn đã “len lỏi” vào cả siêu thị

Theo ông Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), thực phẩm an toàn là phải đạt chất lượng tối thiểu.

Với thực trạng lan tràn thực phẩm mất an toàn hiện nay, ông không đồng tình với ý kiến cho rằng truyền thông đang “thổi phồng” tình hình về vệ sinh, an toàn thực phẩm (VSATTP) vì thực tế ATTP đã là “vấn nạn”.

Thậm chí, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội còn so sánh vấn nạn thực phẩm bẩn với “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí vì thực phẩm bẩn “không chỉ ở chợ, ở các gánh hàng rong mà có cả trong các siêu thị nếu buông lỏng quản lý các hợp đồng mua bán với nhà cung ứng” – ông Phú cảnh báo.

Các loại hóa chất độc hại có trong lương thực, thực phẩm cũng đã gây nên nhiều loại bệnh trong đó có bệnh ung thư với trung bình mỗi năm có ít nhất 125.000 trường hợp mắc mới. Số người chết hằng năm do ung thư lên tới 82.000, chiếm 73,5% của tổng số người bệnh.

Theo ông Phú, người dân đang đi vào “ma trận” hàng hóa và “lỗi là của các cơ quan quản lý”. Nên “các lỗi này phải được nhận ra để chủ động bảo vệ người tiêu dùng trước thực phẩm bẩn. Đồng thời, còn bảo vệ cả nền du lịch, uy tín thị trường…”.

Số liệu thống kê cho thấy, thực phẩm bẩn còn hạn chế khả năng xuất khẩu nhiều mặt hàng ra nước ngoài. Trong năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã từ chối 21 sản phẩm đến từ Việt Nam, 17 sản phẩm phải ngừng xuất khẩu để làm rõ thông tin chất lượng.

Năm 2014, Việt Nam cũng có tới 130 sản phẩm không được phép xuất khẩu trực tiếp vào EU; 51 lô hàng bị phát hiện chứa hóa chất, kháng sinh quá cao, tăng gấp 7 lần so năm 2013.

Kiểm soát chặt chẽ cả gốc (sản xuất) và ngọn (phân phối) thực phẩm để đảm bảo ATTP
Kiểm soát chặt chẽ cả gốc (sản xuất) và ngọn (phân phối) thực phẩm để đảm bảo ATTP

“Chuỗi sản xuất” ràng buộc doanh nghiệp sản xuất đảm bảo ATTP

Ông Lê Văn Giang – Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) thừa nhận, qui định pháp luật nhiều, mạnh nhưng tình trạng mất ATTP vẫn diễn ra.

Theo ông Vũ Vinh Phú, hiện chỉ kiểm soát thực phẩm từ khâu bán lẻ (phần ngọn) mà quên kiểm soát khâu sản xuất (phần gốc). Vì thế, 95% thực phẩm bán ở chợ truyền thống, trong đó 70% là thực phẩm bẩn nhưng lại chỉ “hành” siêu thị.

“Có đợt một siêu thị phải đón đến 8 đoàn kiểm tra thì không thể kiểm soát, ngăn chặn được hết thực phẩm bẩn” – ông Phú chỉ ra nguyên nhân dù các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực nhưng thực phẩm bẩn vẫn tràn lan.

Cùng với đó, ông Vũ Doãn Duy – Phó Tổng giám đốc Cty CP Food Việt Nam thừa nhận, do chưa bóc tách được trách nhiệm trong cả quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa nên nhà sản xuất, nhà phân phối sẽ “đổ lỗi” cho nhau khi thực phẩm “bẩn”.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước nên đẩy mạnh xây dựng các công cụ để kiểm soát ATTP. Cùng với tăng yếu tố “sạch” trong sản xuất, phân phối thực phẩm phải nâng cao chất lượng, điều kiện sống của người dân thì mới có thể “lọc” thực phẩm bẩn ra khỏi bữa ăn.

Đồng thời, để ràng buộc trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc đảm bảo ATTP, “phải xây dựng “chuỗi sản xuất” để nếu một cơ sở trong chuỗi vi phạm ATTP sẽ bị loại” thì cơ sở sản xuất sẽ phải “bám” vào những tiêu chuẩn ATTP để sản xuất” – ông Lê Văn Giang đưa ra giải pháp.

Công nhận hiệu quả của các chứng nhận an toàn, các chuyên gia cho rằng, chứng nhận không vĩnh viễn mà căn cứ vào việc thực hiện cam kết  của nhà sản xuất, phân phối thực phẩm. Nếu vi phạm ATTP sẽ bị tịch thu chứng nhận, thậm chí bị đưa ra công luận.

Chia sẻ những áp lực trong việc “kiểm soát ATTP”, ông Vũ Doãn Duy thừa nhận mong muốn tự kiểm soát được tất cả các khâu trong quá trình sản xuất thực phẩm.

Nhưng doanh nghiệp “vật lộn một mình” trong kiểm soát ATTP thì quá khó nên ông Duy thấy doanh nghiệp “cần liên kết thành chuỗi, thành hiệp hội” hoặc xây dựng “hệ sinh thái sản xuất” để có được sản phẩm ATTP.

Ông Lê Văn Hưng – Chuyên gia cao cấp Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: đánh giá thực phẩm “bẩn, sạch” căn cứ vào 4 tiêu chí về liều lượng kháng sinh, phụ gia bị cấm trong quá trình sản xuất; tồn đọng kim loại nặng; số lượng vi sinh vật gây hại; hàm lượng nitrat (NO3) trong rau, hoa quả. Sản xuất thông thường không được kiểm soát đầu vào.

Sản phẩm an toàn nếu được kiểm soát chặt khi các liều lượng kháng sinh, phụ gia bị cấm trong quá trình sản xuất; tồn đọng kim loại nặng; số lượng vi sinh vật gây hại; hàm lượng nitrat trong ngưỡng cho phép.

Những sản phẩm hữu cơ được kiểm soát từ đầu và là không còn liều lượng kháng sinh, phụ gia bị cấm trong quá trình sản xuất; tồn đọng kim loại nặng; số lượng vi sinh vật gây hại; hàm lượng nitrat, an toàn tuyệt đối. Nên sản phẩm hữu cơ là sản phẩm chủ yếu mà thế giới và Việt Nam đang hướng tới nhưng đang thiếu hành lang pháp lý về hệ thống chứng nhận để sản phẩm hữu cơ được phát triển.

Đọc thêm

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Động thái từ Bộ Công Thương trước “làn sóng” Temu

Logo của sàn thương mại điện tử Temu.
(PLVN) -  Trước làn sóng hàng giá rẻ của Temu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên hệ với nền tảng này để yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ cũng thúc đẩy các biện pháp tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp thuế, nhằm bảo vệ thị trường nội địa và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh.

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?
(PLVN) -  Dù đang được quảng cáo rầm rộ và thu hút người dùng Việt Nam với những ưu đãi giá rẻ bất ngờ, sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều này đặt ra nhiều lo ngại về tính minh bạch và chất lượng sản phẩm, vì vậy người tiêu dùng nên thận trọng để tránh những rủi ro không đáng có.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Thuốc lá Jet tại Việt Nam: 100% nhập lậu, có bao gồm hàng giả

Lực lượng chức năng Campuchia phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất, đóng gói thuốc lá giả.
(PLVN) -  Ngày 7/10 vừa qua, toà án tỉnh Thbong Khum, Campuchia ra lệnh tiêu huỷ 23 loại tang vật bị tịch thu từ một cơ sở sản xuất và đóng gói thuốc lá giả mà lực lượng chức năng tỉnh này đã phát hiện và triệt phá. Điều đáng nói là trong số tang vật thu được có nhiều thùng thuốc lá giả nhãn hiệu JET, một loại thuốc lá ngoại thường được nhập lậu, buôn bán và tiêu thụ trái phép tại Việt Nam.

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara
(PLVN) - Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, tại nhiều website và fanpage trên mạng xã hội, các sản phẩm mang tên Dr.Nara được giới thiệu, quảng cáo với những từ ngữ có thể gây hiểu nhầm đây là sản phẩm có công dụng điều trị nám, tàn nhang. Kèm theo đó, nhiều website còn sử dụng hình ảnh, thông tin của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để giới thiệu sản phẩm. Thậm chí, có nội dung rằng sản phẩm “được khuyên dùng bởi các bác sĩ và chuyên gia da liễu hàng đầu Việt Nam”.

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo
(PLVN) -  Thời gian gần đây, trường hợp khách hàng bị lừa đảo thông qua hình thức giả danh tổ chức tín dụng ngày càng nở rộ. Dù các tổ chức đã có những cảnh báo liên tục, tuy nhiên với thủ đoạn ngày càng tinh vi và hiện đại, không ít khách hàng vẫn “tiền mất tật mang”.

Cẩn trọng với mỹ phẩm “chính hãng”, siêu rẻ trên mạng

Phòng trưng bày nhận diện các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. (Nguồn: QLTT)
(PLVN) - Thị trường mỹ phẩm online đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của hàng loạt cá nhân và tổ chức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Bên cạnh những nhà nhập khẩu chính thống, không ít kẻ lợi dụng “lỗ hổng” trong quản lý để buôn bán hàng lậu, hàng giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

(PLVN) - Không gian mạng xã hội hiện tràn lan những hội nhóm quảng cáo, rao bán trang phục, phụ kiện ngành Công an. Thực trạng này khiến nhiều người băn khoăn, khi từng có không ít đối tượng xấu sử dụng trang phục này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật...

Xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo

Hình ảnh giao diện Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao và Fanpage chính thống của Mặt trận Lâm Thao.
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Cảnh báo fanpage giả mạo Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam

Vietnam Post vừa cảnh báo trang Facebook giả mạo Cuộc thi Viết thư UPU.
(PLVN) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa cảnh báo, với thủ đoạn lập fanpage mạo danh Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU để đăng thông tin về cuộc thi giả mạo và hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn, kẻ lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký nhằm đánh cắp thông tin và tài sản.