Cần coi tham gia nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu phát biểu tại Hội nghị.
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu phát biểu tại Hội nghị.
(PLO) - Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tại Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu, quản lý khoa học năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 của Bộ, ngành Tư pháp. Hội nghị diễn ra hôm qua – 5/1 với sự tham dự của nhiều đại biểu trong và ngoài Bộ, các chuyên gia, nhà khoa học.

Tăng sức mạnh cho Bộ, ngành Tư pháp

Báo cáo kết quả năm 2016, Q.Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương cho biết, trong năm Bộ Tư pháp đã triển khai 32 nhiệm vụ khoa học. Các nhiệm vụ này đã góp phần tích cực vào việc phát triển lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cũng như tiếp tục góp phần quan trọng trong việc triển khai định hướng chiến lược trong cải cách tư pháp.

Công tác nghiên cứu khoa học còn góp phần vào việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, vào công tác xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp và phục vụ hội nhập quốc tế về pháp luật, tư pháp. Năm qua, việc công bố và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học tiếp tục được coi trọng và có nhiều đổi mới, trong đó có việc tổ chức các hội nghi công bố và chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các địa chỉ ứng dụng cụ thể. Công tác quản lý khoa học đã ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả.

Ngoài ra, các lĩnh vực khác như kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ khoa học, hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ… đạt nhiều kết quả khả quan. 

Tuy nhiên, theo ông Cương, chất lượng một số công trình nghiên cứu khoa học có giá trị khoa học cao từ nghiên cứu hàn lâm còn ít, hoạt động hợp tác quốc tế về 

khoa học pháp lý tuy khởi sắc nhưng quy mô và tần suất chưa tương xứng với tiềm năng… Vì vậy, trong năm 2017, công tác nghiên cứu, quản lý khoa học được xác định sẽ bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phục vụ việc xây dựng định hướng phát triển, tăng cường năng lực của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần làm cho Bộ, ngành mạnh lên, chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng thể chế, trọng tâm là các luật dự kiến do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện, đồng thời phục vụ đắc lực cho việc triển khai thi hành Hiến pháp và một số Bộ luật lớn…

Đánh giá cán bộ qua nghiên cứu khoa học

Các đại biểu tham dự Hội nghị nhất trí đánh giá cao những thành tích đạt được trong công tác nghiên cứu, quản lý khoa học, đồng thời đề xuất nhiều kiến nghị với mong muốn hiện thực hóa mục tiêu “khoa học pháp lý phải đi trước một bước”. Nguyên Thứ trưởng Hoàng Thế Liên đề nghị phải coi nghiên cứu khoa học là đầu vào quan trọng của công tác quản lý nhà nước thì mới có thể được đầu tư xứng đáng.

Cùng với việc coi trọng chất lượng và đảm bảo tiến độ các nghiên cứu khoa học, nguyên Thứ trưởng Hoàng Thế Liên còn đưa ra sáng kiến tổ chức trao giải thưởng nghiên cứu khoa học hàng năm để tăng cường thêm tính ứng dụng của các nghiên cứu. Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng thì cho rằng công tác nghiên cứu khoa học cần bao quát hơn nữa các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp. Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế Dương Đăng Huệ lại nhấn mạnh phải tránh tình trạng khép kín về nhân sự, tránh nể nang khi nghiệm thu đề tài nghiên cứu…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cũng ghi nhận những thành quả nói trên và biểu dương những điểm mới trong công tác này như đã chú trọng các biện pháp đổi mới trong chuyển giao kết quả nghiên cứu, bước đầu thay đổi tư duy quản lý khoa học từ quản lý sang phục vụ, bước đầu khắc phục tình trạng “cất vào kho” các nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, phong trào nghiên cứu khoa học chưa tạo được sức hút rộng lớn trong toàn Bộ, ngành, chưa mở rộng được kênh đề tài, kinh phí, một số nhiệm vụ chậm tiến độ…

Chia sẻ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế này, Thứ trưởng cơ bản tán thành các phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 và lưu ý các giải pháp thực hiện. Theo đó, phải coi tham gia nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc của cán bộ, công chức, có thể xây dựng thành tiêu chí đánh giá cán bộ, tiêu chí thi đua – khen thưởng.

Đồng tình với sáng kiến của nguyên Thứ trưởng Liên, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu còn yêu cầu phải tạo nhiều diễn đàn sao cho các cán bộ trẻ có thể sôi nổi hưởng ứng công tác nghiên cứu khoa học mà không cho rằng đây là “nhiệm vụ quá cao xa” và xây dựng cơ chế thu hút các nhà khoa học hàng đầu cùng tham gia công tác này của Bộ, ngành Tư pháp…

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...