Cần có quy định chặt chẽ hơn về doanh nghiệp xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Doanh nghiệp xã hội là mô hình giao thoa giữa doanh nghiệp thông thường và tổ chức xã hội phi lợi nhuận nên có vai trò và cơ chế hoạt động đặc thù.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp xã hội (DNXH) là doanh nghiệp (DN) được đăng ký thành lập theo quy định của Luật DN, có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. DNXH sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của DN để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Hiện nay, DNXH tiếp tục được quy định rõ hơn về trách nhiệm đóng thuế trong Luật DN 2020 và Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ. Cụ thể: DNXH là DN thành lập hợp pháp và hoạt động theo quy định của Luật DN 2020 với mục đích vì cộng đồng, xã hội và trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm của DN để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Thứ nhất, xét về bản chất, DNXH hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nó được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà DN đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường, vì lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, Luật DN năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn luật (như Nghị định 96/2015/NĐ-CP, Nghị định 47/2021/NĐ-CP…) đều không có quy định nào giải thích cụ thể thế nào là “giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng” hay “mục tiêu hoạt động” của DNXH. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định đâu là DN thông thường và đâu là DNXH.

Thứ hai, DNXH là pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương mại? Hiện nay pháp luật chưa có quy định rõ ràng về nội dung này. Tại Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Tuy nhiên, theo Luật DN năm 2020 thì DN được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Rõ ràng hai quy định nêu trên không có sự phù hợp và thống nhất; DNXH cũng là DN nên cũng phải hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bên cạnh mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường. Đối chiếu tiêu chí về DNXH thì loại hình doanh nghiệp này cũng không thể được coi là pháp nhân phi thương mại.

Thứ ba, theo quy định của Luật DN năm 2020, DNXH có mục tiêu, địa bàn hoạt động xã hội không hạn chế. Như vậy, DNXH có thể hoạt động trong những địa bàn như: dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, địa bàn biên giới,… và những lĩnh vực như: người yếu thế, vấn đề giáo dục đạo đức cho giới trẻ... Trong khi đó, các quy định về công tác quản lý nhà nước với DNXH chưa được quy định cụ thể trong Luật DN năm 2020. Đáng chú ý, trong Nghị định 47/2021/NĐ-CP đã bỏ đi quy định về theo dõi, giám sát hoạt động của DNXH (nội dung này được quy định tại Điều 11 Nghị định 96/2015/NĐ-CP). Đồng thời, cũng không còn quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả tác động xã hội và lĩnh vực, địa bàn thực hiện cam kết xã hội của DNXH.

Thứ tư, DNXH được phép việc tiếp nhận viện trợ, tài trợ từ trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động xã hội và chỉ phải báo cáo kết quả sử dụng nguồn tài trợ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ tỉnh nơi có trụ sở để kiểm tra, giám sát. Thực tế, có thể xuất hiện những trường hợp DNXH cam kết và thực hiện các “lợi ích công cộng chung” một cách giả tạo, vụ lợi và việc tiếp nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm mục đích tiến hành các hoạt động phức tạp. Do đó, với quy định chưa được chặt chẽ nêu trên thì các cơ quan quản lý nhà nước khó có cơ chế kiểm soát, quản lý vấn đề này.

Loại hình DNXH còn mới ở nước ta, tuy nhiên đến nay có một số DNXH được nhiều người biết đến như Koto, Hoa ban +, Tò he, Hoa sữa, Blink-Link, Kymviet, SFORA, Hanoi Creative City, Zó project… DNXH là mô hình giao thoa giữa doanh nghiệp thông thường và tổ chức xã hội phi lợi nhuận nên có vai trò và cơ chế hoạt động đặc thù. Do đó, khuôn khổ pháp lý quy định về DNXH tại Việt Nam càng phải chặt chẽ. Từ đó vừa tạo điều kiện thuận lợi DNXH phát triển tại Việt Nam, vừa đảm bảo được công tác phối hợp và quản lý nhà nước đối với DNXH.

Luật gia Chu Minh Đức

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Thanh Nhàn có địa chỉ tại số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)

Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội): Cần làm rõ sự việc liên quan tiền thỉnh giảng của một số bác sĩ

(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn phản ánh của một số bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện (BV) Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho rằng tiền giảng dạy tại một số trường đại học, chủ yếu là Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (KD&CN HN) sau nhiều năm vẫn chưa được nhận.

Đọc thêm

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?