Cán bộ "giam" tiền bồi thường, dân khốn khổ

Trước khi qua đời vào năm 2000, bà Huỳnh Thị Lý (ở tổ 25, khu vực 5, phường Vĩ Dạ, TP.Huế) đã lập di chúc để lại mảnh đất gần 1500m2 cho hai người con gái và cháu nội là anh Tống Phước Sanh. Nhưng khi mảnh đất trên được giải tỏa đền bù với số tiền hơn 3 tỷ đồng  thì bị Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư (viết tắt là HĐBT) của UBND TP.Huế “giam” lại vì cho rằng bản di chúc này không hợp pháp (?). Việc làm này của HĐBT đã đẩy gia cảnh của anh Sanh và hai người cô ruột vào cảnh khốn cùng.

Trước khi qua đời vào năm 2000, bà Huỳnh Thị Lý (ở tổ 25, khu vực 5, phường Vĩ Dạ, TP.Huế) đã lập di chúc để lại mảnh đất gần 1500m2 cho hai người con gái và cháu nội là anh Tống Phước Sanh. Nhưng khi mảnh đất trên được giải tỏa đền bù với số tiền hơn 3 tỷ đồng thì bị Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư (viết tắt là HĐBT) của UBND TP.Huế “giam” lại vì cho rằng bản di chúc này không hợp pháp (?). Việc làm này của HĐBT đã đẩy gia cảnh của anh Sanh và hai người cô ruột vào cảnh khốn cùng.

Bản di chúc hợp pháp

Ngày 06/4/2000, bà Huỳnh Thị Lý lập bản di chúc để lại mãnh đất 1479m2  thuộc thửa đất số 33, tờ bản đồ số 44 tọa lạc tại tổ 13, Khu vực 5, phường Vỹ Dạ, TP.Huế. Theo đó, những người được hưởng thừa kế gồm anh Tống Phước Sanh và 2 người cô ruột của mình là các bà Tống Thị Thí, Tống Thị Mùi (hiện đang sống chung). Bản di chúc này được UBND phường Vỹ Dạ đã xác nhận.

Tháng 10 năm 2000 bà Huỳnh Thị Lý mất. Năm 2012, nhà nước thu hồi 540,7m2 trong số diện tích đất nói trên để xây dựng hạ tầng Khu quy hoạch Vĩ Dạ 7 và phê duyệt giá trị bồi thường thiệt hại với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Ngày 18/5/2012, HĐBT của UBND TP.Huế có công văn thông báo chi trả kinh phí bồi thường cho anh Sanh và các đồng thừa kế. Tuy nhiên, Khi anh Sanh và các đồng thừa kế đến làm thủ tục nhận bồi thường thì HĐBT không chi trả và cho rằng bản di chúc này không hợp pháp và có đơn khiếu nại của những người con còn lại của bà Lý.

Trong khi tiền bồi thường chưa được nhận thì vào tháng 12/2012, UBND TP.Huế có quyết định cưỡng chế giải tỏa đất và tài sản nói trên. Trước việc làm bất tuân pháp luật này của HĐBT, anh Sanh và các đồng thừa kế có đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế  kêu cứu. Khi chưa nhận được sự trả lời thì những ngày gần giáp tết Qúy Tỵ, UBND TP.Huế đưa xe đến múc toàn bộ ngôi nhà thờ, giải tỏa diện tích đất thu hồi nói trên.

Trước việc làm thiếu đạo lý của UBND TP.Huế, gia cảnh của anh Sanh và hai người cô ruột lâm vào cảnh khốn cùng. Tại hiện trường, ngôi nhà thờ có từ lâu đời của dòng họ Tống đã bị múc sập, khung cảnh hoang tàn ngay giữa trung tâm TP.Huế khiến cho người dân qua lại bức xúc.

“Họ đưa xe đến múc toàn bộ nhà thờ, hai bà cô  trú ngụ trong căn nhà này giờ không có chổ nương thân. Bàn thờ tổ tiên phải che tạm bên mái hiên. Từ chổ có đất, có nhà chúng tôi lại bị đẩy vào thế cực cùng. Chúng tôi sẵn sàng nhận tiền và bàn giao mặt bằng nhưng họ lại không cho nhận và tiến hành cưỡng chế trong khi chúng tôi là những người được hưởng di sản này theo di chúc” – anh Sanh bức xúc nói.

Anh Tống Phước Sanh bên căn nhà thờ bị đập nát
Anh Tống Phước Sanh bên căn nhà thờ bị đập nát

Theo hồ sơ chúng tôi có được thì bà Lý và chồng là ông Tống Phước Song (mất năm 1985) có 6 người con chung, trong đó người con trai duy nhất là Tống Phước Diệp- bố ruột của anh Sanh (mất năm 1970). Sau khi ông Song qua đời, năm 1998, những người con của ông bà đều có giấy khước từ nhận di sản thừa kế về thửa đất của gia đình và giao lại tài sản này cho bà Lý toàn quyền sử dụng. UBND phường Vĩ Dạ cũng có giấy chứng nhận bà Lý là chủ sử dụng lô đất nói trên.

Như vậy, từ năm 1998, bà Lý đã là người sở hữu lô đất nên bản di chúc của bà (được lập năm 2000) là hoàn toàn hợp pháp. Mặt khác, di chúc của bà Lý cũng được đại diện UBND phường Vĩ Dạ xác nhận là được lập trong tình trạng bà Lý minh mẫn, không bị ai ép buộc… Từ đó có thể thấy việc anh Sanh, bà Thí và bà Mùi được thừa kế lô đất trên theo di chúc là hoàn toàn đúng theo pháp luật.

Cán bộ không hiểu luật hay cố tình làm sai luật?

Tại buổi làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Anh Tuấn- Phó Chủ tịch Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư của UBND TP.Huế cho rằng bản di chúc của bà Lý không hợp pháp vì “Không có người làm chứng” và do có đơn khiếu nại của những người con còn lại của bà Lý. Khi chúng tôi hỏi ông viện dẫn vào điều luật nào để nói như vậy thì ông Tuấn không đưa ra được và nói sẽ xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP. Huế (?).

Ông Tuấn cũng nói rằng trên phần diện tích đất được đền bù có phần đất của nhà thờ nên các đồng thừa kế này muốn nhận thì phải có giấy ủy quyền của những người con khác. Tuy nhiên, điều này được bà Lý nói rỏ trong bản di chúc rằng: “ Ngoài phần cho Tống Thị Mùi, Mùi có quyền quyết định mọi lĩnh vực như lãnh đạo gia đình, đất ở, nhà cửa cũng như lo phần hiếu sự sau này..”

Về vấn đề này, luật sư Trần Nguyễn Hữu Chi, Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Việc HĐBTHT&TĐC không chi trả tiền bồi thường cho các thừa kế theo Di chúc là trái với  pháp luật. Bất cứ ai không đồng ý với bản di chúc  trên thì có quyền khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền”. Luật sư Chi cũng viện dẫn tại khoản 1, Điều 661, Bộ Luật Dân sự năm 1995 quy định về Thủ tục lập di chúc tại Công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc.

Từ những cơ sở trên, rõ ràng việc “giam” tiền bồi thường của HĐBT TP.Huế là trái với pháp luật, UBND TP.Huế cần phải giải quyết dứt điểm để đem lại quyền lợi cho những người thừa kế đã được pháp luật quy định.

Quang Lý

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?