Cam quýt D’ran

Mỗi lần có dịp đi qua D’ran, ngoài ấn tượng về cái thị trấn lâu đời thuộc hàng nhất nhì Lâm Đồng nép mình nơi thượng nguồn sông Đa Nhim với những đồi hồng, vườn rau xanh ngát, ít ai có thể ngờ rằng trong những thung sâu, hẻm núi xa kia là những rừng cam quýt xum xuê trĩu quả. Người dân nơi đây còn tự tin bảo rằng: “Cam quýt D’ran ngọt, ngon hơn nơi khác…”

Mỗi lần có dịp đi qua D’ran, ngoài ấn tượng về cái thị trấn lâu đời thuộc hàng nhất nhì Lâm Đồng nép mình nơi thượng nguồn sông Đa Nhim với những đồi hồng, vườn rau xanh ngát, ít ai có thể ngờ rằng trong những thung sâu, hẻm núi xa kia là những rừng cam quýt xum xuê trĩu quả. Người dân nơi đây còn tự tin bảo rằng: “Cam quýt D’ran ngọt, ngon hơn nơi khác…”
Quýt đang được trồng ngày càng nhiều ở D'ran.
Quýt đang được trồng ngày càng nhiều ở D'ran.

Chính cái “ngon hơn nơi khác” khiến tôi tò mò muốn rong ruổi một chuyến ngược về phía núi. Hẹn hò ba bốn bận mới trở về D’ran, may mắn hơn tìm được người dẫn đường sành sõi vùng núi đồi Kan Kil hay Hamasin nằm tách biệt với thế giới xe cộ ngược xuôi qua lại trên quộc lộ 27 - đó là anh Đặng Trung, cán bộ khuyến nông thị trấn.
“Làm xiếc” trên đường

Không ngờ hành trình làm nông của nông dân D’ran cũng gian truân vất vả bởi đường xa cách trở. Từ quốc lộ 27 đi vào trong những lũng đồi, ráp với rừng thông xanh tươi là cả một cuộc đánh vật, thử tài những tay lái xe máy như “làm xiếc” trên đường. Các vườn cà phê, hồng và nay thêm cam, quýt, bưởi - đều là cây trồng mới, nằm cách khu dân cư dăm bảy cây số. Để phục vụ thu hoạch nông sản, nông dân D’ran phải góp vốn đầu tư làm những con đường ven suối, uốn lượn lưng đồi thuộc hàng độc nhất vô nhị ở Lâm Đồng. Nói đường vào nương rẫy, vườn cây được làm bằng bê tông xi măng hẳn hoi, nhưng bề mặt thì thật là khiêm tốn chỉ rộng có 30 - 50 phân. Hai bên lề đường, qua những mùa mưa, nước chảy bào mòn hõm xuống, nổi lên những gờ bê tông trơ lạnh, nếu trật bánh xe khỏi mặt đường thì chỉ biết ngồi chờ mong có người đi qua “cứu hộ”. “Mỗi hộ góp dăm ba triệu, vườn càng xa đóng góp nhiều hơn để đầu tư vào những con đường, bắc cầu qua suối vào nương rẫy. Với mặt đường nhỏ hẹp, dốc cao như vậy, đi xe không đã khó huống gì chở thêm hàng tạ nông sản. Làm ra hạt cà phê, trái cam, trái quýt đã vất vả, khi thu hoạch lại càng vất vả hơn bởi công vận chuyển. Thế mà  đường sá kiểu này mỗi năm người nông dân “cõng” hàng trăm tấn nông sản ra thị trấn bán cho thương lái ” - anh Đặng Trung nói.

Vàng ươm cam, quýt

Khi cây cà phê thăng trầm theo thời giá, cây hồng D’ran thoái hóa bởi nấm bệnh người dân mới mày mò chuyển qua một số cây ăn quả khác mà cam, quýt được xem như một lựa chọn thích hớp với khí hậu và thổ nhưỡng. Những vườn quýt, cam xuất hiện  ngày nhiều hơn ở những ngách núi, nơi lũng đồi rồi tiến sâu vào cả vùng K’Tọt giáp ranh với tỉnh Ninh Thuận. Hộ trồng nhiều thì vài ha mỗi năm thu cả 30 - 50 tấn quýt, ít thì cũng thu ngót 10 tấn mỗi vụ. Nông dân Lê Văn Trung (thôn Phú Thuận) bảo rằng: “Mỗi năm quýt cho thu hoạch từ tháng 10 đến hết tháng chạp. Với 300 cây trong vườn nhà, khoảng 1 ha đất cũng cho thu 20 tấn, trừ tiền đầu tư phân thuốc 20 triệu/năm, gia đình  thu lợi 200 triệu đồng. Nếu tính ra trồng cam, quýt có lời hơn hồng, cà phê bởi đầu tư công sức, phân tro ít hơn, giá cả lại ổn định nên gia đình đang nhân rộng thêm 1 ha cam, quýt nữa trong thời gian đến”. Điều đáng chú ý là, theo nông dân ở đây, quýt  D’ran trái to, vỏ mỏng, màu da tươi sáng nhưng sơ rất dai – là biểu hiện của việc không dùng thuốc kích thích dưỡng trái. Hơn nữa chất lượng ngọt, ngon hơn quýt miền Tây Nam Bộ nên giá bán cũng mắc hơn, chủ yếu bán về Nha Trang hay Tp.Hồ Chí Minh.

Ngoài cây quýt – chiếm diện tích chủ yếu ra, hiện đang phát triển thêm giống bưởi, thân không có gai, trái bưởi da xanh và cam sành. Bình quân mỗi cây bưởi hay cam cho thu 2 tạ, với giá bán 20 ngàn đồng/kg đang là hướng đi lâu dài mà nông dân trong vùng đất này chọn lựa. Tuy nhiên cam, quýt D’ran cũng gặp phải những bất lợi, hễ gặp mưa nhiều trái bị rụng vàng gốc, bị bệnh nấm vàng lá gân xanh dẫn đến thối gốc chết rụi. Người dân xịt đủ loại thuốc, kể cả trộn thuốc vào phân bỏ từng gốc nhưng chỉ hạn chế phần nào chứ không trị hết bệnh. Trong khi một số công ty bảo vệ thực vật đã đến tìm hiểu, hứa tìm ra thuốc đặc trị bệnh nấm này nhưng đến nay chưa thấy phản hồi.  

Mô hình thân thiện với môi trường

Dường như đã thấm việc hụt hơi khi phải chạy theo thời giá nông sản bấp bênh nên các hộ ở đây là sản xuất nhiều cây trồng khác nhau. Phía trên những khu vườn là rừng thông, thấp xuống một chút là cây hồng rồi cam, quýt, cà phê đến bờ cỏ, ao hồ. Với việc sản xuất đa canh cây trồng  xen lẫn với nhau, xét về mặt kinh tế thì không sợ trắng tay nếu một sản phẩm trong đó bị mất giá, hơn nữa còn phù hợp với độ dốc của vườn góp phần chống xói mòn, rửa  trôi  đất đai và bảo vệ được rừng. Đó là chưa kể kèm thêm chăn nuôi gia súc và thủy sản. “Đây là mô hình nông - lâm kết hợp có hiệu quả điển hình của huyện, thậm chí là của tỉnh vừa hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường sinh thái, tạo sự cân bằng, đặc biệt không làm suy kiệt đất đai như canh tác độc canh một loại cây. Các khu vực gần rừng ở D’ran đều theo mô hình này bởi rất phù hợp với thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế. Hiện thị trấn có cả gần ngàn ha canh tác theo mô hình nông, lâm kết hợp như thế, đấy cũng là hướng đi lâu dài của nông nghiệp D’ran”  - anh Đặng Trung, cán bộ khuyến nông thị trấn cho hay.

Sẽ còn nhiều vườn cam, quýt nằm xen lẫn với cà phê, đồi hồng bởi mô hình này đã được kiểm nghiệm qua thực tế, nhất là phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp bền vững luôn được khuyến khích như hiện nay. Có lẽ vì vậy mà lâu lâu nông dân D’ran lại có những người khách đến từ phương xa, khi thì đoàn chuyên gia Nhật Bản, lúc thì đoàn chuyên gia Thái Lan… Họ chẳng ngại lội bộ, trèo đốc cả buổi để đến tận nơi xem những khu vườn cam, quýt này và đều có chung cảm nhận đây là hướng đi tốt. 
 Phóng sự HỒ XUÂN TRUNG    

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.