Cách mạng Tháng Tám và “thời cơ vàng” giành chính quyền trong cả nước

Cuộc mít-tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945.
Cuộc mít-tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945.
(PLO) - Cách đây 72 năm, Cách mạng Tháng Tám vĩ đại đã nổ ra và giành thắng lợi trong cả nước chỉ trong vòng hai tuần lễ. Có được điều kỳ diệu đó chính là nhờ quá trình chuẩn bị chu đáo, tạo thế, tạo lực và khi thời cơ lớn xuất hiện, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời biết nắm bắt, phát động toàn dân khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Hay nói như nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh: “Mau lẹ, kịp thời nổ ra đúng lúc phải nổ - đó là một trong những ưu điểm nổi bật của Cách mạng Tháng Tám”.

…Với bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Cách mạng Việt Nam đã bước sang một thời kỳ mới - Thời kỳ tiền khởi nghĩa. Tại nhiều địa phương trong cả nước, các cuộc khởi nghĩa từng phần đã liên tiếp nổ ra. Ở các thành phố, thị xã, các hoạt động tuyên truyền, động viên quần chúng nhân dân tham gia và ủng hộ Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị khởi nghĩa được đẩy mạnh rầm rộ. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ diễn ra trung tuần tháng 4/1945 đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng trong cả nước thành Việt Nam giải phóng quân, phân chia các chiến khu, cử Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc kỳ...

Trong khi đó, trên chiến trường châu Âu, phát xít Đức đã bại trận, hòa bình đã được lập lại trên toàn châu Âu và châu Phi. Tại châu Á, quân phát xít Nhật bị đẩy lùi dần về thế phòng ngự chiến lược. Hội nghị Pốt-xđam ra tuyên bố chung đòi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện và quyết định mở cuộc tiến công cuối cùng vào các đạo quân của Nhật Bản cho tới khi Nhật Bản chấm dứt mọi việc kháng cự.

Ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hi-rô-si-ma (Nhật Bản). Hai ngày sau, Liên Xô tuyên bố hủy bỏ Hiệp định Trung lập đã ký với Nhật Bản năm 1941 và chính thức tuyên chiến. Trước tình hình đó, đêm 9/8, Hội đồng tối cao chỉ đạo chiến tranh của Nhật Bản đã nhóm họp nhằm tìm ra lối thoát. Cùng thời điểm đó, Mỹ cho ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Na-ga-sa-ki. Trước tình thế “lưỡng đầu thụ địch”, mặc dù không tìm được tiếng nói chung nhưng Nhật hoàng Hi-rô-hi-tô đã buộc phải chấp nhận bản Tuyên bố Pôt-xđam với yêu cầu được sửa lại một số điểm trong bản Tuyên bố đó.

Mặc dù đây chưa phải là một bản tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” của Nhật Bản, mà chỉ mới là “một đề nghị ngừng bắn”. Song, với tầm nhìn chiến lược nhạy bén, trên cơ sở phân tích một cách khoa học về thời cơ, lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. Nửa đêm 13/8/1945, từ Đại bản doanh trong ATK Việt Bắc, bản Quân lệnh số 1 đã được phát đi.

Trưa 15/8/1945, Nhật hoàng Hi-rô-hi-tô thông qua làn sóng của Đài phát thanh quốc gia chính thức tuyên bố “Chấp nhận bản Tuyên bố Pốt-xđam để tránh đổ máu kéo dài”. Tuy nhiên, điều đáng nói là tuyên bố đó đã không được truyền đạt kịp thời tới Tư lệnh các đạo quân Nhật Bản, trong đó có Tư lệnh đạo quân Phương Nam ở Đông Dương.

Ngày 19/8, trong khi Hồng quân Liên Xô đánh tan Đạo quân Quan Đông và làm chủ Mãn Châu thì tại Hà Nội, cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân. Như một phản ứng dây chuyền, các địa phương trong cả nước lần lượt khởi nghĩa giành chính quyền thành công trong những ngày cuối tháng 8/1945.

Ngày 2/9/1945, khi mà trên chiến hạm Mit-xu-ri đang bỏ neo trong vịnh Tô-ky-ô, Nhật Bản chính thức ký các văn kiện chấp nhận đầu hàng Đồng minh vô điều kiện thì tại Vườn hoa Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam nổ ra và thành công trong bối cảnh Quân đội Nhật Bản chưa đầu hàng các lực lượng Đồng minh chống phát xít và đạo quân Phương Nam ở Đông Dương vẫn còn đang sung sức. Điều này càng cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt, nhạy bén và kịp thời của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Thời cơ Tổng khởi nghĩa chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn, trong vòng hai tuần lễ, nhưng đó là “thời cơ vàng” mà Đảng ta đã chớp lấy lãnh đạo toàn dân, dốc toàn lực tung ra đòn quyết định giành chính quyền trong cả nước.

Tổng khởi nghĩa nổ ra vào thời điểm khi mà ở trong nước, cao trào kháng Nhật, cứu nước đã phát triển lên đến đỉnh cao, quân đội Nhật Bản ở Đông Dương mất nhuệ khí, không còn chỗ dựa, nhiều đơn vị quân Nhật đã bị “trung lập hóa”; quân đội Anh, Pháp, Tưởng thì chưa kịp kéo vào. Với chính quyền mới giành được, nhân dân Việt Nam có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, đứng trên cương vị “chủ nhân ông” ngẩng cao đầu tiếp quân đội các nước vào giải giáp quân Nhật theo sự phân công của các lực lượng Đồng minh chống phát xít. Một tuần sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập (ngày 9/9/1945), phái đoàn tiền trạm của Trung Hoa dân quốc do Tiêu Văn dẫn đầu mới đặt chân tới Hà Nội. Tiếp theo đó là “bộ sậu” của Lư Hán (14/9/1945) và mãi tới ngày 28/9/1945, lễ đầu hàng của Quân đội Nhật Bản mới chính thức diễn ra ở Hà Nội.

Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 cho thấy sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy của hai lực lượng chính trị và quân sự, trong đó lực lượng chính trị của quần chúng là chính; nổ ra đúng lúc “tình hình đã hết sức khủng hoảng, đội tiên phong đã sẵn sàng chiến đấu đến cùng, hậu bị quân đã sẵn sàng ủng hộ đội tiên phong và hàng ngũ quân địch đã rối loạn, hoang mang đến cực điểm”. Quân Nhật mặc dù đang sung sức, trang bị còn mạnh nhưng nhuệ khí đã giảm sút, đặc biệt là bộ máy công cụ bạo lực phản động mà chúng sử dụng để chống lại cách mạng gần như đã bị vô hiệu hóa.

Đây chính là thời cơ ngàn năm có một để phát động một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà Lãnh tụ Hồ Chí Minh mặc dù lúc này đang ốm nặng nằm trong rừng sâu ATK Việt Bắc, nhưng đã cố gượng dậy căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.