Các ứng viên nội các mới của Mỹ bắt đầu ra điều trần

Thượng nghị sỹ Mitch McConnell (bên phải) và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence
Thượng nghị sỹ Mitch McConnell (bên phải) và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence
(PLO) - Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho biết sẽ không sắp xếp lại các phiên điều trần của những người đã được đề cử vào các vị trí trong nội các chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald J. Trump, dự kiến bắt đầu từ ngày hôm nay (10/1).

Theo hãng tin The New York Times, các phiên điều trần của Thượng viện Mỹ theo kế hoạch sẽ bắt đầu với các phiên điều trần đối với ông John F. Kelly – người được ông Trump lựa chọn làm Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa và ứng viên đã được đề nghị bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tư pháp – Thượng nghị sỹ Jeff Sessions của bang Alabama.

Tiếp theo đó, 5 phiên điều trần khác dự kiến cũng sẽ được tổ chức trong ngày 11/1, với những người phải ra điều trần là những người được ông Trump đề cử làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, Bộ trưởng Giao thông, và Bộ trưởng Quốc phòng.

Là đảng thiểu số tại Thượng viện, đảng Dân chủ được cho là sẽ rất khó để có thể thúc đẩy bác bỏ các đề cử của ông Trump. Tuy nhiên, họ đang tìm cách để làm chậm lại việc điều trần cho đến khi các ứng viên trải qua việc kiểm tra lý lịch của FBI. Đảng Dân chủ hiện phàn nàn rằng đảng Cộng hòa đang cố nhồi nhét các phiên điều trần thông qua các ứng viên một cách dày đặc.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ cuối tuần qua, Thượng nghị sỹ bang Kentucky Mitch McConnell – lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ - tuyên bố ông sẽ không sắp xếp lại chương trình các phiên điều trần. Ông cũng cho rằng tuyên bố của đảng Dân chủ “liên quan đến sự thất vọng của họ khi không chỉ thua trong cuộc đua vào Nhà Trắng mà còn mất đi cả quyền kiểm soát Thượng viện”. “Tôi hiểu được điều đó nhưng chúng ta cần phải sắp xếp lại mọi việc và vượt qua được những tranh cãi. Chúng ta cần phải có được đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống đã sẵn sàng trong ngày đầu tiên Tổng thống nắm quyền” – ông nói. 

Ông McConnell cũng nói rằng quá trình rà soát hồ sơ đối với một số ứng viên có thể sẽ không thể hoàn thành khi các phiên điều trần đối với họ được tiến hành nhưng ông vẫn lạc quan rằng công việc đó sẽ kết thúc trước khi Thượng viện Mỹ tiến hành bỏ phiếu với mỗi đề cử. Theo quy định của Mỹ, các ứng viên trong nội các sẽ phải trải qua quá trình thẩm duyệt đạo đức bắt buộc nhằm bảo đảm họ không vướng vào xung đột lợi ích sau khi trở thành quan chức Chính phủ.

Các nhà quan sát cho rằng một số ứng viên trong nội các do ông Trump đề cử nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những câu hỏi gắt gao từ đảng Dân chủ vì lý lịch của họ. Tuy nhiên, người được đề cử vào vị trí Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer khi được hỏi cho biết ông hoàn toàn tin tưởng vào việc tất cả những đề cử sẽ được xác nhận. “Chúng tôi có một nhóm các ứng viên toàn ngôi sao” – ông nói.

Trong số những ứng viên được dự báo sẽ bị “xoay” mạnh nhất có ông Sessions và ứng viên Ngoại trưởng Rex W. Tillerson. Trong đó, ông  Sessions chắc chắn sẽ phải trả lời những câu hỏi về thái độ phân biệt chủng tộc của ông trong quá trình giữ vị trí công tố viên liên bang ở Alabama.

Còn ông Tillerson – cựu Giám đốc điều hành Tập đoàn Exxon Mobil – sẽ phải đối mặt với những quan ngại về mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của công ty của ông với Nga, đặc biệt là trong bối cảnh cơ quan tình báo Mỹ vừa công bố báo cáo khẳng định Moscow đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ. 

Để chuẩn bị tinh thần cho các ứng viên, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump cuối tuần qua cho biết những người đã được đề cử đã tham gia các phiên điều trần giả định kéo dài trong khoảng 70 giờ, trả lời hơn 2.600 câu hỏi từ các cố vấn và người tình nguyện đóng vai các Thượng nghị sỹ và đã có cuộc gặp với nhiều thượng nghị sỹ để chuẩn bị cho các phiên điều trần. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.