Ca mổ 'huyền thoại' tại nhà, cứu sống nạn nhân nguy kịch

Bệnh nhân Lương đang được điều trị tại bệnh viện (ảnh SKĐS)
Bệnh nhân Lương đang được điều trị tại bệnh viện (ảnh SKĐS)
(PLO) - Ca mổ sẽ đi vào huyền thoại vì đã cứu sống được nạn nhân trong cơn nguy kịch, với những điều kiện y khoa vô cùng hạn chế tại chính nhà của nạn nhân.

Đêm 13/3, tại xã Quyết Tiến (Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), các bác sỹ đã tiến hành ca mổ cấp cứu cho một bệnh nhân nguy kịch  do mang thai ngoài tử cung và bị vỡ.

Theo các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu 115, 20 giờ đêm ngày 13/3, Trung tâm nhận được điện thoại gọi cấp cứu từ cán bộ Trạm Y tế xã Quyết Tiến. Cú điện thoại yêu cầu chi viện cấp cứu bệnh nhân Lương Thị Vân, 28 tuổi. Nạn nhân  khi đó trong tình trạng tiêu chảy, mất nước, trụy mạch.

Bác sĩ Đỗ Chính Nghĩa và một lái xe được Trung tâm chỉ định đi hỗ trợ bệnh nhân. 

Khám trực tiếp bệnh nhân Lương Thị Vân, 28 tuổi, bác sỹ Chính thấy tình trạng bệnh nhân tụt huyết áp mạnh (60/40), mạch nhanh, nhỏ, bệnh nhân tỉnh song mệt lả, da, niêm mạc nhợt nhạt, đau chướng bụng.

Qua các triệu chứng của bệnh nhân như: chậm kinh 15 ngày, đã siêu âm không có thai trong buồng tử cung nhưng thử text thai hai vạch, bác sĩ Nghĩa chẩn đoán bệnh nhân vỡ thai do chửa ngoài tử cung, mất nhiều máu.

Bác sỹ Chính nhận định: Bệnh nhân đang trong Tình trạng hết sức nguy kịch, nếu không được mổ kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, vì bệnh nhân rất yếu, nên nếu vận chuyển bệnh nhân lên bệnh viện, sẽ rất nguy hiểm, bởi bệnh nhân có thể bị trụy mạch dẫn đến tử vong.

Trước tình thế cấp bách, bác sĩ Nghĩa đã tiến hành một số thủ tục y khoa cần thiết để trợ sức cho bệnh nhân, đồng thời gọi về Trung tâm Cấp cứu 115 xin chi viện kỹ thuật.

Kíp mổ hỗ trợ gồm các bác sỹ Bệnh viện phụ sản Thái Bình và Khoa huyết học Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã được thành lập ngay trong đêm, có mặt tại nhà bệnh nhân để tiến hành ca mổ hy hữu trong lịch sử y khoa hiện đại. 

Tại nhà bệnh nhân, phòng mổ bất đắc dĩ được khẩn trương chuẩn bị gồm bàn mổ là băng ca cấp cứu, huy động cọc truyền, đèn soi, máy sưởi từ Trạm Y tế xã Quyết Tiến, thau chậu từ gia đình người bệnh, dụng cụ phẫu thuật mang từ Bệnh viện Phụ sản.

Do thiếu máy hút nên các bác sĩ phải thấm máu bằng bông gạc, thiếu máy thở nên các bác sĩ phải thay nhau bóp bóng bằng tay hỗ trợ thở cho bệnh nhân.

Sau hơn 3 giờ căng thẳng, khẩn trương với một ca mổ, 3 chuyến xe chi viện cấp cứu, sử dụng 5 chai dịch truyền và 1500ml máu, các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu 115, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cứu cứu sống bệnh nhân Lương Thị Vân. 23 giờ 30 ngày 13/3, bệnh nhân đã được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình.

Chia sẻ trên Sức khỏe đời sống, Bác sĩ Đỗ Chính Nghĩa, Trung tâm Cấp cứu 115 nói: Trong công tác cấp cứu, việc khẩn trương xác định đúng tình trạng bệnh ban đầu để ra quyết định phương án điều trị cho bệnh nhân rất quan trọng. Nếu như trường hợp bệnh nhân Lương Thị Vân, gia đình và các cán bộ trạm y tế xã vận chuyển bệnh nhân đến trạm xá hoặc tự gọi xe đưa bệnh nhân đi bệnh viện sẽ rất nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, chúng tôi đề nghị khi có trường hợp cần cấp cứu, mọi người hãy kịp thời gọi đến Trung tâm cấp cứu 115 để được cấp cứu khẩn trương, kịp thời, chuyên nghiệp.

Còn bác sĩ Phí Ngọc Chung, Bệnh viện Phụ sản Thái Bình - người đã trực tiếp đứng mổ trong ca phẫu thuật đặc biệt này cho biết: Chửa ngoài tử cung vỡ là tình trạng bệnh nặng, khi đã trụy mạch tỷ lệ tử vong cao 90 – 95%. Là bác sĩ mổ chính thực hiện thành công ca mổ cứu sống bệnh nhân bị vỡ thai ngoài tử cung, tôi thấy ca mổ thành công là bởi có sự kết hợp nhiều yếu tố như: sự đánh giá bệnh nhân từ y tế cơ sở đúng, đồng thời hỗ trợ người nhà bệnh nhân gọi cấp cứu 115 kịp thời.

Trung tâm Cấp cứu 115 đã nhanh chóng, khẩn trương đến với người bệnh, xác định đúng tình trạng bệnh, gọi chi viện và tổ chức kíp phẫu thuật nhanh, hiệu quả. Kíp phẫu thuật tại chỗ đã khắc phục mọi khó khăn, với tinh thần trách nhiệm cao và hết lòng vì người bệnh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ chi viện máu chính xác, kịp thời của Khoa Huyết học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần mang lại thành công của ca mổ./.

Đọc thêm

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản
(PLVN) - Ký kết hợp tác hướng đến mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học, truyền thông giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ và tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao của Nhật Bản, từ đó nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.

Phòng, chống dịch bệnh hậu bão lũ: Không thể lơ là

Người dân tại TP Yên Bái dọn dẹp môi trường sau khi lũ rút. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sau bão lũ, dòng nước mang theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải, gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ dịch bệnh. Để sớm ổn định đời sống người dân, ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là khía cạnh quan trọng trong công cuộc tái thiết cuộc sống sau bão lũ.

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.