Cà Mau: Nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Cà Mau xác định công tác hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu đối với lĩnh vực công tác dân tộc. Đặc biệt, có nhiều giải pháp được tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con.

Tỉnh Cà Mau hiện có 33 thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, với 306.336 hộ, trên 1,2 triệu người. Trong đó, có 32 dân tộc thiểu số (DTTS), với 11.752 hộ, trên 48 nghìn người. Đồng bào DTTS đông nhất của tỉnh là dân tộc Khmer với 9.732 hộ, khoảng 39 nghìn người. Đồng bào DTTS sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với khoảng 9.066 hộ, chiếm trên 77% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Tập trung phần lớn tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau tặng quà cho đồng bào dân tộc Khmer, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Monivongsa Bopharam (thành phố Cà Mau).

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau tặng quà cho đồng bào dân tộc Khmer, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Monivongsa Bopharam (thành phố Cà Mau).

Trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã triển khai và tổ chức thực hiện các Chính sách trên địa bàn tỉnh đã mang lại rất nhiều kết quả thiết thực. Đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và vùng DTTS nói riêng. Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh cũng đã mang lại nhiều kết cụ thể. Đóng góp quan trọng làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh bình quân hàng năm trên 1,2%, thu nhập và mức sống người dân được nâng lên đáng kể.

Đặc biệt, một số kết quả cụ thể, lồng ghép nguồn lực các chính sách và giảm nghèo bền vững cho mục tiêu nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; tỉnh cũng đã chỉ đạo tập trung để triển khai thực hiện hiệu quả đối với 02 nội dung chính sách có tác động lớn, trực tiếp đến đồng bào DTTS và vùng DTTS của tỉnh.

Tuy nhiên, trong những năm qua, biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai có nhiều tác động xấu đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và đồng bào DTTS nói riêng. Trong đó, tác động mạnh nhất là tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Qua tổng hợp kết quả điều tra, rà soát của các địa phương, năm 2017 trong toàn tỉnh Cà Mau có hơn 1.432 hộ đồng bào DTTS bị ảnh hưởng do hạn hán và xâm nhập mặn; trong đó, có 503 hộ nghèo và 97 hộ cận nghèo,…

Giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí để hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng công trình cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS của tỉnh là trên 162 tỷ đồng (trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ trên 116 tỷ đồng, vốn tỉnh đối ứng là 46 tỷ đồng). Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã xem xét, xuất ngân sách hỗ trợ thêm ngoài Chương trình trên 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hoàn thành một số tuyến đường giao thông nông thôn huyết mạch thuộc vùng DTTS. Ngoài ra, tỉnh cũng đã phân bổ trên 22,71 tỷ đồng từ vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương để triển khai 174 Dự án/mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; triển khai nhận rộng 15 Dự án/mô hình giảm nghèo bền vững (ưu tiên cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo thuộc địa bàn vùng DTTS).

Đồng bào Khmer làm thay đổi diện mạo mới

Nhờ được hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện U Minh đã thoát nghèo bền vững (Ảnh: Hữu Lợi).

Nhờ được hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện U Minh đã thoát nghèo bền vững (Ảnh: Hữu Lợi).

Được biết, Nguyễn Phích là xã đặc biệt khó khăn của huyện U Minh, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào năm 2022. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 15.750,5 ha, có 4.850 hộ với 18.644 khẩu. Có 198 hộ dân tộc Khmer. Toàn xã có 651 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,4%, 80 hộ cận nghèo, chiếm 1,64%. Trong đó có 04 ấp đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Ấp 9, 12, 13 và 16. Đặc biệt, với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, nhất là việc triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội, công tác giảm nghèo của xã đạt kết quả khả quan, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân…

Ông Nguyễn Thanh Ril - Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích (huyện U Minh), cho biết: “Nhiều năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành huyện có liên quan về công tác dân tộc; sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã, sự chỉ đạo linh hoạt của UBND xã và sự nhiệt tình của các ngành chuyên môn trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, từ đó công tác triển khai, thực hiện các chính sách dân tộc, các chính sách an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả cao, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Đồng thời, người dân ở đây luôn có ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện các chương trình, dự án, đặc biệt là người dân được thụ hưởng các chương trình, dự án luôn phối hợp chặt chẽ với địa phương để thực hiện hoàn thành các chương trình, dự án theo kế hoạch. Việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn xã được công khai và được sự đồng tình, hưởng ứng của người dân, từ đó các chính sách triển khai trên địa bàn đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2023, trên địa bàn xã còn 37 hộ nghèo và 05 hộ cận nghèo của đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống”.

Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) tổ chức tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL năm 2023 tại tỉnh Cà Mau.

Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) tổ chức tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL năm 2023 tại tỉnh Cà Mau.

Hòa thượng Thạch Hà - Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau, Trụ trì chùa Monivongsa Bopharam (thành phố Cà Mau), cho biết: “So với trước đây, hiện nay đời sống đồng bào Khmer đổi thay rất nhiều. Giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang; điện, nước sinh hoạt về từng nhà; y tế, giáo dục phát triển vượt bậc. Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đời sống dân sinh được đầu tư nhiều hơn, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống đồng bào Khmer được cải thiện rất rõ rệt”.

Chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ: Kế hoạch vốn ngân sách Trung ương đã hỗ trợ cho tỉnh để thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020, là trên 42 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển 22,647 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 19,44 tỷ đồng). Kết quả đến hết năm 2021, tỉnh đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành được 01 khu dân cư tập trung (dự án chuyển tiếp của giai đoạn trước) và 39 điểm xen ghép để hỗ trợ ổn định dân cư cho 582 hộ thụ hưởng; Đồng thời, hỗ trợ đất sản xuất cho 127 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề thay cho đất sản xuất 1.582 hộ.

Về công tác đảm bảo an sinh xã hội, giáo dục đào tạo, khám chữa bệnh… Đã có nhiều chương trình, chính sách dân tộc khác trong vùng DTTS được các ngành, địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và hiệu quả. Qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn, giúp các hộ tạo ra nguồn thu nhập cao hơn. Từ đó từng bước ổn định cuộc sống (góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS của tỉnh mỗi năm từ 3% đến 4%).

Nhiều năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau chung tay cùng Ban, Ngành tỉnh, chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời làm tốt công tác dân sinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau chung tay cùng Ban, Ngành tỉnh, chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời làm tốt công tác dân sinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Trần Hoàng Nhỏ - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, cho biết: “Để nâng cao khả năng phát triển kinh tế - xã hội, đi đôi với công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai trong đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp.
Theo đó, cần nâng cao hơn nữa điều kiện sống cho đồng bào, đặc biệt là các hộ DTTS nghèo sinh sống tại các địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục chỉ đạo duy trì thực hiện tốt đối với “Chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội, đi đôi với công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai". Thông qua việc vận dụng linh hoạt, hiệu quả nguồn lực, mục tiêu, nội dung các dự án thành phần thuộc “Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn vùng DTTS của tỉnh Cà Mau".

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.