Chăm lo Tết Chôl Chnăm Thmây cho đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lãnh đạo tỉnh Cà Mau, các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai Kế hoạch tổ chức các đoàn đến thăm, tặng quà cho các sư sãi, cán bộ công chức, viên chức, người lao động đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây được diễn ra ngày 14, 15, 16 tháng 4/2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Công văn về việc tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau đảm bảo những ngày Tết diễn ra tốt đẹp, phù hợp với truyền thống văn hóa của đồng bào Khmer, theo tinh thần “Đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm”.

Chùa Monivongsa Borapham Cà Mau là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Cà Mau.

Chùa Monivongsa Borapham Cà Mau là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Cà Mau.

Các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Khmer đón Tết trong không khí vui tươi, đầm ấm, an toàn và tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Cùng với đó, các cấp, các ngành động viên đồng bào tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu lao động sản xuất, học tập, thực hành tiết kiệm; phát huy tính tự lực, tự cường vượt khó vươn lên thoát nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Ông Trần Hoàng Nhỏ - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, cho biết, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo về việc tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer. Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc đã xây dựng Kế hoạch tổ chức thăm, chúc Tết đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh được chu đáo, kịp thời, thiết thực và hiệu quả.

Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương tổ chức thăm, tặng quà tại các điểm chùa, salatel... và một số cá nhân, gia đình chính sách tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh; đối với các học sinh, sinh viên là con em đồng bào dân tộc Khmer đang học tập tại các trường trong và ngoài tỉnh.

Đồng bào Khmer thực hiện lễ cúng ông bà, tổ tiên tại chùa Monivongsa Borapham Cà Mau.

Đồng bào Khmer thực hiện lễ cúng ông bà, tổ tiên tại chùa Monivongsa Borapham Cà Mau.

“Ban Dân tộc tỉnh triển khai tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu về ý nghĩa, phong tục, tập quán, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Thông qua đó, nhằm giáo dục nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer nói riêng”, ông Trần Hoàng Nhỏ nhấn mạnh.

Hòa thượng Thạch Hà - Trụ trì chùa Monivongsa Bopharam, Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau, cho biết, cũng như mọi năm, đồng bào Khmer Cà Mau tiếp tục tề tựu về chùa để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau kêu gọi các vị Trụ trì cũng như Ban quản trị và đồng bào phật tử chuẩn bị đón cái Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên tinh thần đoàn kết, tiết kiệm. Đặc biệt, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể trong tỉnh rất quan tâm, tập trung chăm lo, giúp đỡ đồng bào Khmer, nhất là những hộ nghèo bằng những việc làm rất cụ thể, thiết thực.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.