Buôn bán thực phẩm chứa chất độc hại sẽ bị khởi tố?

Hành vi dùng lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn để “biến” cua thịt thành cua gạch... có thể bị coi là vi phạm pháp luật hình sự.

Thời gian qua, người tiêu dùng hoang mang về nhiều loại thức ăn hàng ngày có chứa chất độc hại như chất tăng trưởng, chất bảo quản, chất làm giòn… Mới đây lại xuất hiện tình trạng dùng lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn để “biến” cua thịt thành cua gạch – hành vi có thể bị coi là vi phạm pháp luật hình sự.  

Hình minh họa
Hình minh họa

•    “Cua phoócmôn”, “bắp pin”…

Một trong những món hấp dẫn của đồ biển là cua gạch: Cua gạch hấp; cua gạch rang me; cua gạch xào miến; cua gạch hấp xôi trắng... So với cua thịt, cua gạch luôn đắt hơn từ 30-50.000 đồng/kg bởi vì hàm lượng đạm từ gạch cua cao và màu sắc trình bày cho món ăn bắt mắt hơn. Tiếc thay, trên nhiều thị trường hải sản bây giờ, nhan nhản cua gạch dởm! Cô Kh - một đầu mối chuyên cung cấp hải sản từ Hạ Long cho một số nhà hàng của Hà Nội - tiết lộ: “Lấy đâu ra cua gạch bãi (cua tự nhiên) mà lắm thế. Kể cả cua đưa về từ ngoài đảo cũng là cua nuôi hết. Là cua nuôi thì mới bõ công bơm ra hàng loạt cua gạch được. Cho nên cua cái con nào mai cũng gồ lên toàn gạch, thoải mái săm soi. Mỗi cua đực không “bơm” được, thương lái mới phải chịu”. Thứ “gạch bơm” kia là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết. Cũng giống như bao nhiêu thứ thực phẩm hoặc trái cây bị đầu độc bởi hóa chất, món cua gạch cũng chẳng làm người ăn chết ngay…

Bà N.T.T - chủ một nhà hàng hải sản tươi sống đường Nguyễn Văn Cừ - TP.Hạ Long cho biết: Muốn biết gạch thật giả, chỉ cần cầm con cua lên, khẽ nạy diềm mai phía cuối sẽ nhìn thấy khá rõ: Gạch thật màu son tươi, còn gạch giả thì màu đỏ nhạt hơi  xanh. Nếu lớ ngớ, tốt nhất nên mua cua thịt, đừng tham cua gạch”. Nhưng không chỉ có những người nội trợ khờ khạo, khách ăn nhà hàng không tinh cũng mắc lừa. Thứ cua “bơm” sau khi nấu nướng bày ra nếu là miến nước thì gạch vàng nhợt nhạt, vón cục và sùi hạt kiểu súplơ, nhai bã và nhạt thếch. Nếu là món rang me, gạch thường đỏ tím, hơi lẫn xanh, cũng sùi hạt gạo, bết cứng và bã. Khác hẳn thứ gạch thật đỏ như son, càng nhai càng thơm mùi đặc hữu của gạch cua bể, bùi khé cổ.

Còn tại các lò luộc bắp (ngô ) ở TP.HCM, để bắp nhanh chín, khi luộc người ta cho một hai cục pin vào nấu chung. Nhưng người luộc phải canh chừng, nếu không để quá lửa bắp sẽ bị nhão. Luộc bắp như thế thì mới có lãi. Vì thông thường, khi lấy bắp ở chợ đầu mối bắp không còn tươi, bắp để lâu ngày, hạt đã khô cứng lại nên luộc bằng củi thông thường sẽ rất lâu và rất tốn nhiên liệu. Hơn nữa, bắp sống lấy về đã có giá từ 1.400 đến 3.000 đồng/bắp, mà khi bán ra cũng chỉ có từ 2.500 đến 5.000 đồng/bắp. Để nấu bắp ngọt, thơm, tươi và để lâu không bị ôi thiu, khi nấu bắp người ta còn cho thêm hương bắp, đường hóa học, muối diêm. Sau khi ra lò, bắp sẽ rất ngon và tươi như vừa hái ở vườn vào luộc, người ăn khó có thể phát hiện.

Hóa chất dùng để luộc bắp nhanh mềm và lâu ôi thiu, là loại bột màu trắng, xay nhuyễn, không nhãn mác, không nơi sản xuất và hạn sử dụng có giá 100.000 đồng/kg. Đối với đường dùng cho việc nấu bắp, đó là loại đường hóa học, ngọt so với đường bình thường rất nhiều, có giá từ 80.000 đến 90.000/kg. Khi luộc bắp, chỉ cần cho vào vào khoảng 3 muỗng/200 quả bắp thì bắp sẽ rất ngọt. Loại đường này cũng không có nhãn mác, không xuất xứ.

   "Lừa dối khách hàng”

Luật sư Trần Công Ly Tao, phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ: Là người tiêu dùng, trước tình trạng hàng hóa thực phẩm có chứa chất độc hại tràn lan trên thị trường hiện nay, chúng ta hết sức bất bình về hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng người dân của những kẻ mua gian, bán lận. Họ chỉ biết thu lợi bất chính, phó mặc hậu quả xảy ra, “sống chết mặc bay, tiền thầy đầy túi”!

Luật hình sự hiện hành hiện chưa đủ nghiêm khắc để xử lý hành vi loại này .Tuy nhiên, vẫn có thể xử lý hình sự những kẻ làm ăn gian dối nói trên. Điều 162 Bộ Luật hình sự (BLHS) quy định về tội lừa dối khách hàng : "Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm"; “Mức hình phạt có thể tăng từ hai năm đến bảy năm, nếu phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

Theo Luật sư Tao, về mức độ được xem là vi phạm pháp luật hình sự đối với hình vi buôn bán hàng có chứa chất độc  hại - pháp luật quy định, người nào gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tội danh được xác định là tội “Lừa dối khách hàng”. Nếu người tiêu dùng phát hiện hàng hóa có chứa chất độc hại thì có thể trực tiếp tố cáo đến các cơ quan thẩm quyền gần nhất : Công an, quản lý thị trường... để lập biên bản vi phạm, làm căn cứ xử lý theo quy định pháp luật. Người phát hiện, nên thu thập chứng cứ phạm pháp giao nộp (như cua, bắp chứa chất độc hại) cho cơ quan thẩm quyền giữ làm chứng cứ xử lý vi phạm.

Pháp luật hiện hành quy định về việc quản lý kinh doanh hóa chất quá lỏng lẻo. Để hạn chế tiến tới chấm dứt việc sử dụng hóa chất độc hại làm chất “phụ gia” các mặt hàng lương thực, thực phẩm , pháp luật hình sự cần đề ra những điều khoản nghiêm khắc xử lý hành vi vi phạm. Người kinh doanh hóa chất phải quản lý thật chặt chẽ, đòi hỏi người mua hóa chất phải chứng minh sử dụng hóa chất hợp pháp, chẳng hạn phải có đơn xin mua hóa chất được chính quyền địa phương xác nhận, nhằm ngăn ngừa lưu thông hóa chất tùy tiện, tràn lan, gây hậu quả xấu. Người nào cố ý kinh doanh hóa chất độc hại, nhằm đưa hóa chất độc hại vào lương thực, thực phẩm gây ra “cái chết chậm” cho người khác có thể truy cứu trách nhiệm về tội “Giết người”- Luật sư Tao nói.

 Trần Tố - Hoàng Trâm
 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.