Brazil: Tổng thống Michel Temer chuẩn bị ra đi?

Cảnh sát bắn đạn cao su về phía người biểu tình ngày 24-5.
Cảnh sát bắn đạn cao su về phía người biểu tình ngày 24-5.
(PLO) -Những tưởng Tổng thống Michel Temer đã thoát hiểm sau khi đảng Xã hội Dân chủ Brazil (PSDB), đối tác chủ chốt trong liên minh cầm quyền hoãn cuộc bỏ phiếu “ly khai”, nhưng bất ổn đang diễn ra khiến dư luận cho rằng, chính trường Brazil đang đứng trước một “cơn bão lớn”.

Ông Renan Calheiros, thủ lĩnh đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) cầm quyền tại Thượng viện, đã chỉ trích gay gắt quyết định điều 1.500 binh sỹ của Tổng thống Michel Temer, để đảm bảo an ninh tại trụ sở các cơ quan nhà nước sau khi xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.

Ông Renan Calheiros còn kêu gọi ông Michel Temer từ chức, để tạo điều kiện giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị bắt nguồn từ vụ bê bối tham nhũng ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras. Hiệu trưởng trường Luật Brazil Claudio Lamachia tuyên bố, ông Michel Temer không còn đủ điều kiện tiếp tục là người đứng đầu nhà nước, và ủng hộ việc Quốc hội tổ chức bầu Tổng thống gián tiếp.

Nhưng nghị sỹ Romero Juca, Chủ tịch đảng PMDB lại coi lệnh điều quân tới thủ đô Brasilia (từ 24 đến 31-5) là cần thiết để đảm bảo an ninh khi người biểu tình tấn công trụ sở các Bộ Nông nghiệp, Kinh tế, Văn hóa, Du lịch và Năng lượng (bị tấn công và đốt phá).

Thẩm phán Tòa án Tối cao Marco Aurelio Mello bày tỏ quan ngại về nghị định cho phép quân đội tuần tra trên các tuyến đường ở thủ đô Brasilia. Bất đồng quan điểm trong hàng ngũ lãnh đạo đảng PMDB cho thấy, áp lực đang gia tăng đối với tương lai chính trị của Tổng thống Michel Temer, bất chấp việc ông khẳng định không từ chức.

Vì ông Michel Temer coi việc từ nhiệm đồng nghĩa với sự thừa nhận đã tham nhũng tại Petrobras. Điều đáng nói là cuộc biểu tình diễn ra khi các thành viên đảng PSDB đang họp cân nhắc có nên tiếp tục ủng hộ Tổng thống Michel Temer hay chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp của ông.

Bởi ngày 6-6, Tòa án bầu cử Brazil sẽ họp để quyết định về chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2014 của liên minh Dilma Rousseff - Michel Temer có hợp lệ hay không. Nếu bị coi là không hợp lệ, ông Michel Temer sẽ phải ra đi và Quốc hội có 30 ngày để chọn người kế nhiệm, trước khi Brazil tổ chức bầu tổng thống vào cuối năm 2018. 

Theo quyết định của Tổng thống Michel Temer, Bộ trưởng Quốc phòng Raul Jungmann đã điều binh sỹ bảo vệ trụ sở cơ quan nhà nước ở thủ đô Brasilia sau khi các tổ chức công đoàn và xã hội phát động biểu tình, với sự tham gia của khoảng 40.000 người.

Người tham gia biểu tình ở thủ đô Brasilia hôm 24-5.
Người tham gia biểu tình ở thủ đô Brasilia hôm 24-5.

Người biểu tình giương cao biểu ngữ phản đối Tổng thống Michel Temer, người đang bị cáo buộc có liên quan tới vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras. Đây là vụ biểu tình bạo lực nhất Brazil kể từ năm 2013. Cảnh sát đã sử dụng đạn hơi cay, đạn cao su để giải tán đám đông và bắt nhiều người.

Hơn 1 tháng trước (28-4), cuộc tổng đình công phản đối cải cách lương hưu ở Brazil đã khép lại trong bạo lực khi người biểu tình đập phá, còn cảnh sát dùng hơi cay trấn áp. Riêng ở thành phố Sao Paulo, hàng ngàn người biểu tình bên ngoài tư dinh của Tổng thống Michel Temer. Và đó là cuộc tổng đình công đầu tiên trong 20 năm qua ở Brazil.

Trong khi đó, đoàn luật sư của Tổng thống Michel Temer đã trình lên Tòa án Tối cao các luận cứ để ngăn cản việc ông phải ra trình diện và khai báo với cảnh sát, liên quan tới những cáo buộc nhận hối lộ và cản trở điều tra.

Theo luật sư, cảnh sát chưa xác minh được tính hợp pháp của đoạn băng ghi âm được dùng để tố cáo Tổng thống Michel Temer, do đó không thể triệu tập ông. Đồng thời cho rằng, ông Michel Temer chỉ cung cấp lời khai trước thẩm phán Tòa án Tối cao, không phải là cơ quan cảnh sát…/.

Ông Rodrigo Rocha Loures, cố vấn của Tổng thống Michel Temer vừa nộp cho cảnh sát 150.000 USD, số tiền nhận hối lộ từ cựu Chủ tịch tập đoàn thực phẩm JBS Joesley Batista.
Cảnh sát cũng đã bắt ông Tadeu Filippelli, một cố vấn khác của Tổng thống Michel Temer để điều tra hành vi tham nhũng trong các công trình cải tạo sân vận động quốc gia Mane Garrincha, nơi đã diễn ra lễ khai mạc World Cup 2014. Theo điều tra ban đầu, mức đầu tư ước tính cho cải tạo sân vận động Mane Garrincha đã bị đội giá lên 380 triệu USD./. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.