'Bóng ma' ám ảnh sức khỏe người Việt

Bia, rượu, lối sống không lành mạnh chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng các bệnh không lây nhiễm. (Nguồn: VNE)
Bia, rượu, lối sống không lành mạnh chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng các bệnh không lây nhiễm. (Nguồn: VNE)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh không lây nhiễm là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất hiện nay, cả trên toàn cầu và ở Việt Nam. Làm thế nào để phòng, chống bệnh không lây nhiễm một cách hiệu quả, hạn chế tối đa những hậu quả thương tâm mà các căn bệnh này để lại trong đời sống vẫn luôn là câu hỏi lớn cho ngành Y tế Việt Nam.

Bệnh không lây nhiễm tàn phá sức khỏe người dân

Theo định nghĩa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra, bệnh không lây nhiễm “là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mãn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm”. Bệnh không lây nhiễm bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh hô hấp mạn tính. Ngoài ra, còn có một số bệnh không lây nhiễm khác như bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh tuyến giáp, bệnh gút, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và các rối loạn tâm thần...

Một số đặc điểm chính của bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân phức hợp, nhiều yếu tố nguy cơ, không có nguồn gốc nhiễm trùng, khởi phát từ từ, tiến trình bệnh kéo dài, điều trị dai dẳng và để lại hậu quả với bệnh nhân và xã hội.

Theo WHO, loại bệnh này là nguyên nhân gây ra khoảng 41 triệu người tử vong mỗi năm, chiếm 71% tổng số tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy hiện nay, ước tính cả nước hiện có hơn 20 triệu người mắc các bệnh không lây nhiễm và con số này đang tiếp tục gia tăng, bệnh không lây nhiễm cũng chiếm khoảng 81% tổng số tử vong trên cả nước.

Phát biểu tại một hội thảo khoa học quốc tế về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam năm ngoái, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết, theo WHO, sau đại dịch COVID-19, chúng ta sẽ đối mặt với đại dịch các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi như COVID-19..., các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tâm thần.

Theo ông Khuê, báo cáo của các bệnh viện cho thấy 65 - 75% người bệnh nội trú là mắc các bệnh không lây nhiễm. Các bệnh viện, khoa điều trị ung thư, hô hấp, tim mạch đều rất đông bệnh nhân. Sức khỏe tâm thần cũng đang là thách thức rất lớn.

Trả lời truyền thông, Tiến sĩ Trần Quốc Bảo (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) đưa ra số liệu: Trong các bệnh không lây nhiễm, những bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao là: Tim mạch (39,5%), ung thư (15,9%), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (6,2%), đái tháo đường (4,7%), rối loạn tâm thần kinh (5,2%)…

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh không lây nhiễm thường được thống kê là môi trường ô nhiễm, thói quen sống không lành mạnh, ít vận động, yếu tố di truyền, tuổi tác...

Tại Việt Nam, trong số các nguyên nhân, nổi cộm là những nguyên nhân đến từ lối sống không lành mạnh của người Việt. Là nước xếp thứ 9 thế giới về mức tiêu thụ bia với hơn 4 triệu kilô lít (1 kilô lít tương đương với 1.000 lít - PV) trong năm 2020, lượng bia tiêu thụ với hơn 3,8 triệu kilô lít, chiếm 2,2% toàn cầu, cùng với đó là 38,9% nam giới trên 15 tuổi tại Việt Nam hút thuốc, chính những thói quen cực kì độc hại này đã góp phần dẫn đến hàng loạt các bệnh ung thư, bệnh phổi mãn tính, đột quỵ não, tim mạch... ở người dân.

Đặc biệt, những năm gần đây, tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có dấu hiệu tăng. Không ít ca đột quỵ là những người trẻ chỉ mới 18 - 20 tuổi, sức khỏe bình thường. Mới đây, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Trong đó, có đêm trung tâm tiếp nhận 6 ca đột quỵ đều là người trẻ tuổi. PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai, cũng đã đưa ra cảnh báo, đột quỵ ngày càng trẻ hóa, người trẻ cũng cần tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm.

Có thể nói, các bệnh không lây nhiễm đã gây ra những hậu quả đau thương cho sức khỏe, tính mạng người dân, khiến nhiều gia đình chịu đau khổ. Nó cũng đang là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng quá tải bệnh viện, gia tăng nghèo đói và áp lực lên sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Mô hình bệnh tật thay đổi, cần có hành lang pháp lý hiệu quả

Y tế dự phòng có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm. (Nguồn: LĐ)

Y tế dự phòng có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

(Nguồn: LĐ)

Y tế dự phòng đóng vai trò quan trọng trong quản lý sức khỏe cộng đồng, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, giai đoạn 2011 - 2020, mô hình bệnh tật tại Việt Nam vẫn diễn biến theo xu hướng gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Sự thay đổi mô hình bệnh tật với tình trạng gia tăng bệnh không lây nhiễm đã đặt ra cho tuyến y tế cơ sở những nhiệm vụ mới, không chỉ tập trung vào điều trị, mà quan trọng là thực hiện tốt việc quản lý sức khỏe, quản lý các nguy cơ dẫn đến bệnh tật, kiểm soát bệnh cho người dân ngay ở “đầu vào”.

Kết quả giám sát bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” năm 2023 cho thấy một số điểm sáng của y tế dự phòng trong phòng ngừa bệnh không lây nhiễm, trong đó có nâng cao tuyên truyền thay đổi hành vi của cộng đồng, hành vi, lối sống của cá nhân. Bộ máy y tế dự phòng được tổ chức thành 4 cấp, bộ máy ngày càng được củng cố, sắp xếp, tinh gọn từ Trung ương tới địa phương, từng bước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm tăng từ 56,7% năm 2016 lên 86,2% năm 2022, nhiều mô hình y tế dự phòng hiệu quả...

Tuy nhiên, về phía hành lang pháp lý, những năm qua công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm đã bộc lộ một số thiếu sót như các văn bản pháp luật tuy ban hành nhiều nhưng chưa tập trung; Chưa tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác y tế dự phòng, chưa có Luật để quản lý bệnh không lây nhiễm; Nhận diện phạm vi chức năng y tế dự phòng chưa có sự thống nhất giữa các địa phương; Hệ thống y tế dự phòng có nơi còn thiếu ổn định; Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm thiếu so với nhu cầu thực tế; Chưa xây dựng được hệ thống thông tin, dữ liệu cần thiết của hệ thống giám sát, phòng, chống bệnh không lây nhiễm; Việc đầu tư cho y tế dự phòng tại cơ sở còn thấp...

Tiến sĩ Trần Quốc Bảo (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) đưa ra phân tích với truyền thông, có ba yếu tố quan trọng làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Ðó là các yếu tố ẩn (toàn cầu hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa, già hóa dân số); yếu tố hành vi (hút thuốc lá, uống rượu, bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực); yếu tố trung gian (thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn đường máu, rối loạn lipid máu…). Trên cơ sở xác định được các yếu tố đó thì có những giải pháp phù hợp, từ việc hoàn thiện chính sách vĩ mô, luật, quy định đến kiểm soát yếu tố nguy cơ, thay đổi hành vi; phát hiện sớm, quản lý, dự phòng những người tiền bệnh, nguy cơ cao; quản lý điều trị, chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm.

Về phần người dân, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, thực ra có rất nhiều, trong đó có những yếu tố không thay đổi được. Để phòng tránh tốt nhất sự xuất hiện của các bệnh không lây nhiễm, người dân nên thực hiện tốt việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ này bằng các biện pháp như: Bỏ thuốc lá; tăng cường vận động thể lực, tích cực tham gia thể dục thể thao; hạn chế rượu, bia và có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh...

Nhằm giải quyết những thách thức từ thực trạng diễn tiến của bệnh không lây nhiễm hiện nay ở nước ta, Quyết định số 376/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025” đã ra đời. Mục tiêu chung của Chiến lược là khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, 4 mục tiêu cụ thể của Chiến lược được đặt ra bao gồm: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và hiểu biết của người dân; Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính; Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộng đồng; Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị các bệnh không lây nhiễm.

Đọc thêm

Bảo đảm an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông

Phụ huynh chở con trẻ trên xe máy cần bảo đảm sự an toàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bắt đầu từ năm 2025, các quy định mới tập trung vào việc bảo đảm an toàn giao thông cho trẻ em đã mở ra triển vọng tích cực trong việc giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến đối tượng này.

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)
(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Tinh, gọn để phát triển

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước đang thực hiện “cuộc cách mạng” tinh, gọn, mạnh bộ máy; một ví dụ cụ thể mà Hà Nội đưa ra tại Hội nghị Hội đồng vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) vừa được tổ chức; cho dư luận thấy rõ ràng hơn hệ lụy tình trạng thủ tục hành chính (TTHC) lòng vòng.

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa
(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Lễ hội Gò Đống Đa sẽ diễn ra trong 3 ngày

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin về Lễ hội
(PLVN) - Ngày 15/1, Quận ủy - HĐND - UBND quận Đống Đa tổ chức gặp mặt và thông tin tới báo chí về Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) - Lễ hội Gò Đống Đa.

Đứt gân cơ khi chơi Pickleball

Bệnh nhân đứt gân cơ vai trái được kỹ thuật viên tập các bài tập làm mạnh các nhóm cơ vùng vai và cánh tay trái
(PLVN) - Một người đàn ông tỉnh Quảng Ninh bất ngờ bị đứt gân cơ trong quá trình chơi Pickleball và phải nhập viện điều trị.